Home Chuyên Đề TBQ 【Chuyên Đề TBQ】Bản quyền truyện tranh tại Nhật (1): Những “hợp đồng chết” về độc quyền tác phẩm

【Chuyên Đề TBQ】Bản quyền truyện tranh tại Nhật (1): Những “hợp đồng chết” về độc quyền tác phẩm

Chắc hẳn các bạn quan tâm đến vấn đề bản quyền nói chung và bản quyền truyện tranh nói riêng đều từng thắc mắc về việc “Như thế nào là vi phạm bản quyền”? 

428 views
Chắc hẳn các bạn quan tâm đến vấn đề bản quyền nói chung và bản quyền truyện tranh nói riêng đều từng thắc mắc về việc “Bản quyền tại Nhật như thế nào?”, “Làm gì thì sẽ bị xem là vi phạm bản quyền?”…

Bài viết dưới đây của Page hi vọng sẽ giúp được các bạn phần nào trong việc hiểu hơn về bản quyền và vi phạm bản quyền manga / anime / lightnoveltại Nhật.

* Bài viết chỉ phù hợp với những ai cần tìm hiểu sâu về vấn đề bản quyền tại Nhật. Hơi nhiều chữ nên mong các bạn thông cảm 🙂

Tất cả các ấn phẩm chính thức đều có bản quyền. Tùy thuộc vào hợp đồng giữa nhà xuất bản và tác giả kí kết, mà “quyền lực” của nhà xuất bản đối với tác phẩm đó sẽ thay đổi.

ĐỘC QUYỀN TÁC PHẨM MỚI

Đối mới những tác phẩm mới chưa được phát hành rộng rãi trên thị trường thường là tác phẩm gửi dự thi các giải của nxb và không thông qua phát hành online, các nhà xuất bản thường sẽ kí một hợp đồng độc quyền. Khi tác giả chấp nhận kí kết hợp đồng độc quyền này với nhà xuất bản, nếu bên thứ ba sử dụng tác phẩm đó (vì bất kì mục đích nào) mà không thông qua nhà xuất bản độc quyền, sẽ bị xem là “vi phạm bản quyền”.

Tác phẩm khi đó sẽ thuộc bản quyền của tác giả 100% và độc quyền bởi nhà xuất bản trong việc sử dụng hình ảnh tác phẩm.

Image result for For manga artist / comician candidate

 


BẢN QUYỀN THẾ NÀO KHI TÁC PHẨM “CHUYỂN” TẠP CHÍ ?

Thông qua các giải thưởng hoặc gửi bản thảo cho nhà xuất bản, những họa sĩ có cơ hội làm việc với nhà xuất bản sẽ kí hợp đồng cho riêng từng tác phẩm đăng trên tạp chí.

Tác giả sẽ được nhận nhuận bút được gọi là “phí bản thảo”. Khác với “lương” nhận đều đặn khi tác phẩm được phát hành sách, “phí bản thảo” đơn giản là một số tiền để nhà xuất bản mua độc quyền tác phẩm để đăng trên tạp chí. Chính vì điều này, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp trường hợp tác phẩm bị chuyển tạp chí trong cùng một nhà xuất bản, nhưng tác giả thường không có ý kiến.

 


QUYỀN XUẤT BẢN – HỢP ĐỒNG CHẾT CỦA MỘT TÁC PHẨM

Sau hai bản hợp đồng có phần “nhẹ nhàng” và dễ hết hạn, các tác phẩm ở Nhật sẽ được kí một hợp đồng nhượng quyền xuất bản. Đây có thể xem là “hợp đồng chết” của một tác phẩm và luôn được các tác giả vô cùng quan tâm.

Quyền xuất bản bao gồm “quyền độc quyền” và “quyết phát hành ấn phẩm”. Khi tác giả chấp nhận kí bản hợp đồng này với nhà xuất bản, họ sẽ nhận được khoảng doanh thu tương ứng với số lượng sách bán ra. Đây là hợp đồng mà bất kì tác giả nào cũng mơ ước được kí bởi đó là dấu hiệu cho thấy tác phẩm họ đã bắt đầu có tiếng tấm.

Nhà xuất bản cũng có nghĩa vụ đăng tác phẩm đó trên tạp chí trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhận được bản thảo. Sau thời gian đó, nếu tác phẩm vẫn chưa được đăng, tác giả có quyền bán lại tác phẩm cho một nhà xuất bản khác.

Image result for For manga artist / comician candidate


KHÔNG CHỈ QUYỀN XUẤT BẢN, QUYỀN PHÂN PHỐI CÔNG KHAI CÒN QUAN TRỌNG HƠN

Bên cạnh xuất bản sản phẩm giấy, với tốc độ đi lên của công nghệ, việc phân phối tác phẩm lên mạng (gồm di động, máy tính bản, Pc,…) đang ngày càng trở nên vô cùng cần thiết để giúp tác phẩm thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Khác với quyền xuất bản, tác giả hoàn toàn có thể không kí quyền phân phối công khai đối với nhà xuất bản. Trong trường hợp tác giả không kí quyền phân phối này, nhà xuất bản sẽ không có nhiệm vụ can thiệp vào những vấn đề nảy sinh trên mạng (như ăn cắp tác phẩm online…). Tuy nhiên, những tác giả giữ quyền phân phối công khai phải đảm bảo nội dung tác phẩm sẽ không giống với tác phẩm bản giấy của nhà xuất bản.

Trong trường hợp tác giả chấp nhận kí quyền phân phối công khai, việc tác phẩm bị đăng tải trên mạng xã hội dưới sự cho phép của tác giả sẽ khiến mangaka này gặp rắc rối vì đã vi phạm hợp đồng.

Để ví dụ cho trường hợp này, bạn có thể xem lại bài viết về việc nhiều nhóm dịch online cho rằng mình đã xin phép tác giả chuyển thể tiếng Việt sách/ truyện trong khi nhà xuất bản bán bản quyền online tại Việt Nam.

【VNEWs】Công bố mua bản quyền 4 bộ Manhwa Hot, Comicola bị hàng loạt độc giả online “ném đá

 


Sau khi chấp nhận kí các loại hợp đồng kể trên, tác giả sẽ nhượng quyền lại hoàn toàn cho nhà xuất bản (từ bỏ độc quyền bản quyền) hoặc đồng sở hữu bản quyền với nhà xuất bản.

Thời gian gần đây, vì sự phát triển của truyền thông, các tác giả thường sẽ không kí nhượng quyền hoàn toàn hay hợp đồng phân phối công khai cho các nhà xuất bản mà thay vào đó họ sẽ tự quản lí. Các mangaka có tiếng trong ngành cũng chọn việc mở Studio riêng như Akira TORIYAMA với Bird Studio, Osamu TEZUKA với Tezuka Productions,… để tự quản lý bản quyền và chỉ chia sẻ quyền sở hữu một phần với nhà xuất bản.

Bất kể thời đại thay đổi thế nào, bản quyền tác phẩm vẫn sẽ luôn thuộc về tác giả. Tùy vào hình thức kí kết hợp đồng giữa tác giả và nhà xuất bản mà nhà xuất bản phải có nhiệm vụ bảo vệ bản quyền và xử lý gây gắt những trường hợp vi phạm.

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger