Home Chuyên Đề TBQ 【CHUYÊN ĐỀ TBQ】Thế Giới Sách Truyện Phần 1: Những thứ tạo nên một quyển sách

【CHUYÊN ĐỀ TBQ】Thế Giới Sách Truyện Phần 1: Những thứ tạo nên một quyển sách

Đã là một Otaku Manga hoặc Light Novel, bạn ít nhiều sẽ một lần nghe thấy những thuật ngữ như Obi, Cover, Shiori, … Thế nhưng, còn nhiều câu chuyện thú vị khác về tên gọi của từng phần trong một cuốn truyện/ sách mà bạn chưa biết đó. 

600 views
Đã là một Otaku Manga hoặc Light Novel, bạn ít nhiều sẽ một lần nghe thấy những thuật ngữ như Obi, Cover, Shiori, … Thế nhưng, còn nhiều câu chuyện thú vị khác về tên gọi của từng phần trong một cuốn truyện/ sách mà bạn chưa biết đó.

【CHUYÊN ĐỀ TBQ】Thế Giới Sách Truyện Phần 1: Những thứ tạo nên một quyển sách
Có một chỗ bị lộn trên hình là みぞ là Mizo chứ không phải Se. Mong mems thông cảm!

#1. HANAGIRE | はなぎれ | DẢI HOA TRANG TRÍ 

Phần vải phía trên và dưới gáy sách trong ruôt. Hanagire thường xuất hiện trong những cuốn sách dày (đa phần là tiểu thuyết và sách có giá trị cao). Bên cạnh mục đích trang trí, phần dải hoa này có tác dụng cố định tay sách. giảm được tình trạng trang giấy rời khỏi gáy khi để trong thời gian dài.

Related image

Hanagire vừa giữ gìn vừa làm đẹp cuốn sách/ truyện của bạn 

 


#2. KABAA / COVER | カバー | BÌA TRONG

Bìa trong của sách/ truyện. Cover thường được chia làm 3 loại: Bìa mềm (Paper Back) – Bìa cứng (Hard Cover) và Mass Paper Back.

Sách hardcover, paperback và mass-market Paperback có kích thước và bìa khác nhau

So sánh giữa các phiên bản bìa với nhau

Tùy theo nhu cầu của độc giả và giá trị sách / truyện mà nhà xuất bản sẽ phát hành các loại bìa phù hợp. Thông thường đối với một cuốn sách được nhiều người mua, nhà xuất bản sẽ cho phát hành cả 3 phiên bản.

Phiên bản bìa cứng thường được chọn phát hành đầu tiên bởi giá trị cũng như chất lượng. Sau đó khoảng từ 6 tháng tới 1 năm, nhà xuất bản sẽ cho ra mắt bìa mềm với giá thành rẻ hơn. Rồi cuối cùng cho ra mắt Mass Paperback, chủ yếu để phục vụ người đọc mà không quá quan tâm hình thức.

 


#3. JACKET | ジャケット | BÌA RỜI

Khác với những nơi khác, sách/ truyện của Nhật thường có một lớp bìa rời. Trước khi có bìa rời, các nhà phân phối sách thường phàn nàn về việc những cuốn sách của mình bị giảm giá trị do vết trầy xước, phai màu,… trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, các nhà xuất bản đã tìm nhiều cách để khắc phục vấn đề này. Vào năm 1950, bìa rời bắt đầu được sử dụng cho những cuốn sách có giá trị.

Người ta nhanh chóng nhận ra giá trị của bìa rời khi một số lượng độc giả sẵn lòng bỏ tiền mua thêm những phiên bản sách/ truyện khi nhà xuất bản thay đổi bìa rời. Bên cạnh đó, việc xử lý chống phai màu cho sách bìa dày rất phức tạp nhưng với bìa rời, công nghệ này lại nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Tới năm 1990, Bìa rời bắt đầu được sử dụng đại trà tại thị trường sách/ truyện của Nhật. Và thậm chí, bìa rời còn được người dùng ở Nhật đặc biệt yêu thích bởi nhờ những chiếc bìa rời mà họ có thể thay thế và giấu được bản thân đang đọc tựa truyện/ sách gì ở nơi công cộng.

 


#4. OBI | 帯 | ĐAI TRUYỆN/ SÁCH

Đối với nhiều độc giả Việt Nam, Obi thường bị xem là một phần “dư thừa” và khó bảo quản. Đó là một miếng giấy (đai) được quấn quanh phần dưới sách/ truyện và thường sử dụng với mục đích trang trí là chính.

 

Related image

Nhiều độc giả Việt muốn bỏ Obi bởi sự bất tiện của nó 

Tuy nhiên, bạn nên nhớ, người Nhật chẳng bao giờ tạo ra một thứ gì mà không có lý do chính đáng. Và Page sẽ giới thiệu nhiều hơn với bạn về Obi, chức năng cũng như cách bảo quán chúng trong bài viết ở những phần tới.

 


#5. TEN / ATAMA | 天 | RÌA TRÊN 

#6. CHI / KESHITA | 地 | RÌA DƯỚI 

#7. KOGUCHI / KESHITA | 小口 | TIỂU KHẨU | RÌA BÊN

Đối với một quyển sách, người Nhật quan niệm rằng phần rìa trên chính là “Trời” (THIÊN) – phần rìa dưới là “Đất”  (ĐỊA) và phần rìa cạnh thường hõm vào tựa như một cái miệng nhỏ.

Để tạo sự khác biệt và tăng giá trị sách/ truyện, Người Nhật quyết định áp dụng những công nghệ in ấn phức tạp để trang trí sách/ truyện của mình. Kĩ thuật in rìa vàng cho sách/ truyện được gọi là 天金 (TENSHI). và kĩ thuật nhuộm màu rìa được gọi là 天染め (TEN ZOME).

Related image

Một quyển sách sử dụng kĩ thuật Tenshi sẽ có rìa nhìn như được sơn vàng

【XXXHOLIC】sử dụng kĩ thuật Tenzome cho rìa trên – dưới và cạnh bên


#8. NODO | のど | GÁY TRONG

#9. SE | 背 | BỐI | GÁY NGOÀI

Se (Gáy ngoài) là một phần thuộc về Cover trong khi Nobo (Gáy trong) thuộc về ruột sách.

Trong những thư viện tại Nhật, để dễ dàng quản lý và sắp xếp sách, người ta quyết định dán nhãn vào gáy ngoài của sách. Những tờ nhãn này được gọi tắt là NDC (Nippon Decimal Classification), gồm 3 số từ “000” đến “999” để phân loại các thể loại sách.

Image result for NDC:Nippon Decimal Classification

NDC gồm 3 phần: Số kí hiệu thể loại tính từ 000 – 999, mỗi số là một thể loại khác + Chữ cái tên tựa truyện/ chữ cái tên tác giả/ … (tùy theo từng quốc gia mà quy định nội dung ở phần 2 này thay đổi) + Số tập.

Nhìn có vẻ đơn giản, thế nhưng để hiểu được NDC và biết cách tìm – trả sách trong thư viện đúng cách, bạn sẽ phải ghi nhớ rất nhiều thông số.

Nếu bạn quan tâm, hãy comment bên dưới! Page sẽ hướng dẫn bạn sử dụng NDC trong thư viện thật hiệu quả!

 


#10. KADO | 角 | GIÁC | GÓC SÁCH/ TRUYỆN

#11. CHIRI | チリ |  MÉP BÌA 

Phần mép rộng hơn so với phần ruột sách/ truyện. Chiều rộng chuẩn của phần Chiri này là 3mm. Chiri được dùng với mục đích bảo quản cho phần mép sách/ truyện nhất là trong các trường hợp bạn để đè cuốn sách nằm ngang lên bên trên cuốn sách dựng đứng. Phần Chiri này sẽ tạo lỗ hổng giữa 2 cuốn sách, hạn chế được hư hại của phần ruột trong.

Related image

#12. SODE | そで | TAY GẤP 

Phần tay gấp của Jacket (bìa rời). Được dùng để ghi lời nhắn của tác giả tới độc giả hoặc là phần giới thiệu của tác giả.

 


#13. SUPIN | SPINE | スピン | CHỈ ĐÁNH DẤU SÁCH

Spine (Chỉ đánh dấu) thường có trong những quyển sách có Hanagire (Dải hoa trang trí).

Chỉ đánh dấu bắt nguồn từ kỹ thuật đóng sách của người phương Tây, sau du nhập vào Nhật sau thời Minh Trị. Chỉ đánh dấu xuất hiện cùng lúc với Bunkobon (loại sách nhỏ khổ A6) vào năm 1927. Thế nhưng sau đó, vì vấn đề chi phí mà Shirori trong Bunkobon không còn được sử dụng nữa từ năm 1970.

Ngày nay người ta thường không sử dụng chỉ đánh dấu cho những cuốn sách/ truyện thông thường.

 


#14. SHIORI | 栞 | BOOKMARK | ĐÁNH DẤU TRANG

Image result for 栞 japan

Shiori là một phần rời của sách/ truyện. Theo nghiên cứu mới nhất, vào Thế kỷ I sau Công nguyên, những thứ có hình dạng giống như shiori đã xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở Phương Tây. Các nhà nghiên cứu cho biết ban đầu, dụng cụ đánh dấu trang là một con dao nhỏ, dùng để cắt giấy mà những vị linh mục thường đem theo mình để cắt giấy/ sách cho những con chiên của mình. Thế nhưng, vì con dao được làm bằng kim loại nên khi kẹp lâu trong sách, chúng sẽ khiến giấy bị hỏng.

Đến Thế kỷ VI sau Công nguyên, chiếc shiori đầu tiên đã được ra đời với lớp da bọc bao phủ và liên tục thay đổi hình dáng, chất liệu, … cho tới tận ngày nay.

Shiori được sử dụng ở Nhật Bản từ thời Heian. Người Nhật xưa thường dùng giấy hoặc hoa để kẹp giữa những trang sách đọc dở.

Thuật ngữ ドッグイア – DOG EAR còn được mọi người dùng khi nói về hành động gấp góc trang giấy để đánh dấu. Phần bị gấp vào trong như tai của chú cún.

Image result for ドッグイア

Một Dogear để đánh dấu thay cho Bookmark


[Nguồn: Tổng hợp thông tin từ Internet
Người dịch và viết bài: Xíu Xíu]

Bài viết có sử dụng thêm thông tin từ Internet và ý kiến của dịch giả. Vui lòng dẫn nguồn và thông báo lại với Page khi bạn re-up ở các nguồn khác.  

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger