Home Chuyên Đề TBQ 【DAITENGU】 – Ngày 12

【DAITENGU】 – Ngày 12

51 views

【DAITENGU】 - Ngày 12

 

Tên gốc: 大天狗 | ĐẠI THIÊN CẨU
Tên thường gọi: Tên của một Daitengu thường gắn kèm với họ của Tengu đó.
Tên gọi khác: Hanata Katengu, Karasu Tengu

● Xuất xứ: Nhật Bản
● Xuất hiện: Những ngọn núi cao và hẻo lánh.
Thuộc nhóm: Tengu
● Khẩu vị: Đôi khi, một vài Tengu có sở thích ăn uống riêng, thế nhưng nhìn chung các Tengu vẫn ăn uống theo chế độ nghiêm ngặt trong đạo.

● Hình dáng:
Tengu xuất hiện với nhiều hình dáng khác nhau nhưng Daitengu thường được miêu tả là một loài chim khổng lồ có khuôn mặt đỏ cùng một chiếc mũi dài tựa như hình dáng của dương vật nam giới (mũi càng dài thì Tengu đó càng mạnh). Chiếc mũi dài của Tengu gắn liền với việc các Tengu thờ phụng cho thần Sarutahiko trong đạo Shito.

Chúng cũng xuất hiện với vẻ bề ngoài tương tự con người, thường là giống như một người đàn ông to lớn bên dưới lớp áo choàng của một nhà sư khắc khổ cùng với đôi cánh mọc ra từ phía sau lưng.
Rất hiếm khi các Daitengu xuất hiện trong hình dáng nguyên thủy giống loài chim của họ.

Daitengu thường mang theo một một chiếc quạt được gọi là ha-uchiwa được làm bằng lông vũ. Chiếc quạt này có khả năng khiến cho mũi của một người dài hơn hay nhỏ lại và có thể tạo ra những cơn gió lớn khi quạt.

● Truyền thuyết:
Trong Genpin Josuiki, được viết vào cuối thời Kamakura, một vị thần đã xuất hiện ở Go-Shirakawa và tạo ra những linh hồn Tengu.

Theo đạo Phật, Tengu được sinh ra khi một người chết đi mà không tồi tệ đến độ phải đi đầy xuống địa ngục, nhưng lại quá nóng tính, tự phụ, kiêu căng, hay dị giáo để có thế lên đến thiên đàng.

Các Tengu là hiện thân của những thói xấu được phóng đại và trao quyền trong một hình thức mới, hình thức ma quỷ.

Trong đó, nếu một người sở hữu trí tuệ họ sẽ trở thành Daitengu nhưng những người dốt nát hơn sẽ trở thành Kotengu.

● Hành vi:
Daitengu sống một cuộc sống đơn độc trên những đỉnh núi xa xôi hẻo lánh, xa rời con người. Họ dành hầu hết thời gian của mình để suy nghĩ, thiền định và hoàn thiện bản thân. Họ cũng sở hữu lòng kiêu hãnh, sự khôn ngoan và quyền năng nhiều hơn nhiều so với người anh em Kotengu của họ.

Nhưng Daitengu cũng được miêu tả là khá man rợ và không thể đoán trước được, những điều này khiến cho yokai này trở nên rất là nguy hiểm. Trong thực tế, những loại thiên tại và thảm họa mạnh mẽ khác thường được cho là bắt nguồn từ cơn thịnh nọ của một Daitengu quyền lực. Tuy nhiên, họ cũng biết cách tự kiềm chế bản thân, và trong nhiều trường hợp, họ sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người họ cho là xứng đáng.

Daitengu có kết nối chặt chẽ với dòng tu khổ hạnh trên núi – Shugendō. Các nhà sư của dòng tu này là những người gần gũi nhất với Daitengu, tìm kiếm sự khôn ngoan ở họ và tôn thờ họ như những vị thần. Và có lẽ thông qua hình thức tôn giáo này, con người cuôi cùng cũng có được sự tôn trọng đến từ phía Daiitengu.

Nhiều người đàn ông dũng cảm đã mạo hiểm tiến vào những cùng đất hoang sơ mù mịt với sự hi vọng tìm kiếm sự khôn ngoan của tengu, và đôi khi, một trong số họ sẽ được truyền dạy cho những bí mật và kiến thức huyền diệu nếu xứng đáng. Một trong những chiến binh nổi tiếng nhất của Nhật Bản là Minamoto no Yoshitsune được cho là đã được truyền dạy kiếm thuật từ một Tengu có tên là Sōjōbō.

● Đối với Nhật Bản:
Vào những năm đầu khi xuất hiện, hình tượng của Daitengu được phân chia rõ ràng giữ Tengu xấu và Tengu tốt. Trong đó, những Tengu xấu bị cho là đã lạc lối sau khi có được quyền năng và sự sống kéo dài. Thế nhưng, vào thời điểm đó, khi nhắc đến Tengu, người ta vẫn cho rằng đó là hình ảnh gắn liền với những vị thần độc ác, sẵn sàng đe dọa cuộc sống của loài người nếu họ làm phật ý ngài.

Mãi cho đến thế kỷ 18, hình tượng Tengu của Kadia Toshiotoko đã xuất hiện như một người phục vụ trung thành cho các vị thần. Họ trở thành những Tengu bảo vệ cho núi – rừng và nếu con người có ý xâm hại đến sự linh thiêng của khu vực này thì người đó sẽ phải trả giá bằng cái chết.

Đến thế kỷ 19, bản chất hiếu chiến và thái độ nguy hiểm của tengu được coi là đặc điểm đáng kính độc đáo của những linh hồn giống chim mạnh mẽ. Các kiến thức và kỹ năng của họ dần dần phổ biến trong nghệ thuật, thông qua bản in ukiyo-e, kịch noh và kabuki.

Ngày nay, Tengu được tôn thờ như những vị thần trong nhiều giáo phái của Nhật, đặc biệt là những nơi thờ thần núi, thần rừng. Và Tengu đã trở thành một trong các đối tượng nổi tiếng và được yêu thích nhất của dân gian Nhật Bản.


[Nguồn tin: Tổng hợp từ Internet,  Hình ảnh sử dụng trong bài viết đã được sự đồng ý của tác giả.  http://yokai.com/]

“All of the image(s) on this article are copyright © 2011-2016 Matthew Meyer.”

ViXiM
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger