Home Chuyên Đề TBQ 【Hội Bàn Tròn】Độc giả Việt lười đọc, ngại viết review!

【Hội Bàn Tròn】Độc giả Việt lười đọc, ngại viết review!

Bạn đã đọc truyện trong bao lâu? 2 năm, 5 năm, 10 năm hay thậm chí còn lâu hơn thế nữa? Trong suốt thời gian đó, bạn có từng bao giờ dành thời gian để đọc một bài review hay tự tay viết review cho bộ truyện mình thích. Nếu câu trả lời là “CHƯA BAO GIỜ!”, phải chăng bạn đã mắc chứng “lười đọc, ngại viết review”? 

135 views
Bạn đã đọc truyện trong bao lâu? 2 năm, 5 năm, 10 năm hay thậm chí còn lâu hơn thế nữa? Trong suốt thời gian đó, bạn có từng bao giờ dành thời gian để đọc một bài review hay tự tay viết review cho bộ truyện mình thích. Nếu câu trả lời là “CHƯA BAO GIỜ!”, phải chăng bạn đã mắc chứng “lười đọc, ngại viết review”?

Trước khi phân tích sâu hơn về việc vì sao độc giả Việt mắc “căn bệnh” này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thử lí do vì sao cộng đồng Otaku nước ngoài thích thú với việc review đến vậy?

 

#1. LÝ DO TÔI THÍCH VIẾT REVIEW 

Trích lời một blogger nước ngoài, Yumeka, người có kinh nghiệm viết review Anime/ Manga hơn 10 năm và đang điều hành website animeyume.com thì việc viết review của những blogger chủ yếu đến từ niềm đam mê một tác phẩm và muốn chia sẻ tác phẩm đó đến cộng đồng nhiều hơn.

  • “Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm để viết về những khía cạnh khác nhau của một bộ Anime, từ câu chuyện, nhân vật đến nghệ thuật và âm nhạc, hoặc một thứ gì đó khác… Tôi muốn nói những điều mà tôi cảm thấy cần phải nói về tác phẩm đó theo cách tôi cảm thấy là phù hợp nhất với nó… Những bộ Anime đều có sự khác biệt, bạn không nên hạn chế nó với một chuẩn mực nào cả!”

Nhiều người viết review cũng thừa nhận họ thích việc những độc giả khác sẽ đọc bài viết và tương tác lại. Đây cũng chính là cách mà các Otaku có thể tìm được tiếng nói chung trong thế giới rộng lớn này.

Ngoài ra, việc viết những gì bạn cảm nhận lại sau khi đọc hay xem một tác phẩm cũng giúp bạn lưu giữ được những cảm xúc đối với tác phẩm đó.

Bản thân tôi là một ví dụ, tác phẩm đầu tiên mà tôi tự viết review là một Live-Action (khi viết thì tầm năm lớp 11). Thỉnh thoảng khi vô tình xem lại bài review , tôi lại có cảm giác mới mẻ về bộ phim tôi từng viết. Bạn ở 17 sẽ cảm nhận khác với bạn ở 27 và khác rất nhiều khi bạn ở 37, vì vậy, việc ghi chép về cảm xúc của bạn vào thời điểm đó chẳng phải rất nên hay sao?

 

#2. LÝ DO TÔI THÍCH ĐỌC REVIEW 

Mỗi một bài review (dù ngắn hay dài, dù hay hay dở) đều chính là tâm huyết của người viết, đó là lý do vì sao mình rất trân trọng việc viết và đọc review.

Một bài review hay hoàn toàn có thể mở ra cho bạn tầm nhìn mới về tác phẩm, thậm chí khiến bạn cảm thấy háo hức tựa như mình đang được ở trong thế giới của người viết. Tôi cũng đã nhiều lần tìm đến những tác phẩm mới do những lời mời gọi hấp dẫn của người viết review.

Một bài review chưa hay cũng cho bạn một cơ hội để đóng góp cho họ, để cùng nhau thảo luận về một vấn đề hoặc một quan điểm trong tác phẩm. Tất cả những bài review đều có giá trị riêng.

Bởi là một người thích đọc review, tôi càng buồn hơn vì thực trạng này ở Việt Nam.

Tags: Anime, toi8, No.6, No.6 Toi8 Design & ArtWorks, Shion (No.6), Facebook Cover, Official Art, Scan, DVD (Source), Wallpaper

 

#3. VÌ SAO NGƯỜI VIỆT LẠI LƯỜI VÀ NGẠI REVIEW ĐẾN VẬY?

Lý do đầu tiên tôi nghĩ đến chính vì nhiều người có quan điểm “review là thứ văn chương cao siêu” dẫn đến tình trạng họ rất ngại viết review vì cho rằng văn của mình không đủ hay, nếu viết ra sẽ lủng củng và không ai đọc.

Trường hợp này tôi gặp nhiều (rất nhiều) nhưng đây chỉ là sự biện hộ cho việc các bạn ngại chia sẻ ý kiến bản thân.

Bạn sợ khi nói một bộ quá hot, quá nổi là dở thì sẽ bị ném đá. Bạn sợ khi những tác phẩm bạn cho là hay lại kén độc giả… Chính vì lẽ đó mà độc giả Việt trở nên rất bị động. Họ luôn thỏa hiệp với việc mua những tác phẩm mà đôi khi bản thân không cảm thấy hài lòng. Họ nhát việc khám phá một tác phẩm và chẳng bao giờ thử chiêm nghiệm điều gì đó mới mẻ.

Tags: Anime, Miyama Kiri, Pixiv, Original

Lý do thứ hai là họ hời hợt với đam mê của bản thân, cho rằng việc “đọc hay viết review” đều không cần thiết và thậm chí dù họ không thể đọc review một cách đúng nghĩa.

Việc bạn lên mạng tìm kiếm “Bộ truyện A hay dở?”, “Tháng này nên xem Anime nào?”,… không được xem như đọc review.

Những người thực sự đọc review là người thận trọng trong việc Like và chia sẻ bài viết đó. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc bạn nên Like tất cả những bài review mình thấy hay share và comment ở bất cứ bài nào. Thay vào đó, người đọc review cần dành thời gian tiếp nhận điều mà người viết muốn truyền tải.

Tiếp nhận ở đây chính là xem xét điều người viết nói đúng hay sai, có phù hợp với ý kiến cá nhân của bạn hay không, quan điểm của bạn về vấn đề họ muốn nói tới như thế nào,… Vì thế, việc bạn Like cho một review mà chưa chắc bạn đã hiểu, thực sự không giúp ích gì cho cả người viết lẫn bạn.

Tags: Anime, Gemi, Pixiv, Original

Và quan trọng hơn cả, những người đọc review luôn sẵn sàng trao đổi. Họ khó lòng đọc xong một bài review mà không đưa ra những lời nhận xét, bởi trong lúc đọc, họ luôn luôn suy nghĩ và đối chiếu lời bài viết với quan điểm cá nhân.

Có thể còn lý do thứ ba, thứ tư, thứ năm,… nào đó, mà tôi không biết được. Nhưng tôi mong những ai đọc bài viết này hãy thử viết một điều gì đó cho bộ truyện yêu thích nhất của bạn (nếu trước giờ bạn chưa từng viết review), hoặc những ai đã và đang yêu thích việc viết và đọc review có thể giữ được lửa cho bản thân.

Nếu bạn có ý kiến về việc “Độc giả Việt lười đọc, ngại viết review!” hãy chia sẻ bên dưới. Mọi lời đóng góp của bạn đều hữu ích với tôi!


[Người viết: Moon Chan] 

▶ Nếu bạn yêu thích việc review, đừng ngại liên hệ với Page để trở thành CTV viết review qua Email: truyenbanquyen@gmail.com hoặc Inbox Facebook của chúng mình!

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger