Home Chuyên Đề TBQ 【Sho-Comi Interviews】Bài 1 – Phỏng vấn tác giả Yagami Rina (Phần 2/3)

【Sho-Comi Interviews】Bài 1 – Phỏng vấn tác giả Yagami Rina (Phần 2/3)

Đặc điểm của các nhân vật nam đó là tone màu của OO…

56 views
Tạp chí manga thiếu nữ (ShojoManga Zasshi) của Shogakukan, SHO-COMI tính đến năm 2018 đã phát hành được 50 năm. Để kỷ niệm 50 năm phát hành này, Shogakukan đã kết hợp cùng với trang Natalie thực hiện loạt 10 bài phóng phỏng vấn các tác giả nổi bật trong suốt 50 năm hành trình này.

Bài phỏng vấn đầu tiên là với tác giả Yagami Rina với tác phẩm [Ani ni Aisaresugite Komattemasu] (tạm dịch: Thật bối rối vì được anh trai thương yêu quá mức). Ngay sau khi tác phẩm [Ani Koma] được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2017 và tập tankobon cuối của bộ truyện đã phát hành vào tháng 5/2018, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn cùng tác giả về bộ truyện nhiều kì mới [Wakeatte Kinou Ubawaremashita] (tạm dịch: Vì gì đó mà hôm qua tôi bị cướp), một câu chuyện về cô nữ sinh cấp 3 ở tỉnh lẻ vì thất tình mà đến Tokyo để bắt đầu lại mọi thứ… Ngoài ra, Yagami-sensei còn chia sẻ thêm về cách vẽ nhân vật Nam đặc trưng của mình cũng như bật mí về “người yêu đầu tiên” của mình.

Phóng viên: Kumase Tetsuko / Ảnh: Ishibashi Masato

Các đặc trưng riêng khi vẽ nhân vật Nam, một trong số đó là tone màu của đầu ti.


PV: Tôi biết là một trong những điều hấp dẫn bạn đọc khi đọc Sho-Comi đó là sự xuất hiện rất nhiều anh trai đẹp trong các tác phẩm. Vậy đặc điểm nào của nhân vật nam trong tác phẩm của sensei sẽ thu hút độc giả nữ?

TG: Tôi thường xem sách và TV chẳng hạn, và tưởng tượng đến các kiểu “nhân vật như vầy thì tốt”, “nếu cho nhân vật của mình làm các hành động như vầy thì tốt” chẳng hạn, tôi sẽ gom lại và vẽ cho cường điệu lên ở mức vừa phải. Thực tế, cũng có những lúc các bạn nam sẽ không làm những hành động như vầy nhưng mà cũng có thể là có mà phải không…

PV: Hiện giờ chúng ta chưa gặp, nhưng biết đâu thực tế sẽ có phải không ạ.

TG: Đúng vậy. Vì tôi có thể tưởng tượng ra được, nên chắc có lẽ sẽ có đấy (cười)

PV: Nhắc đến các tác phẩm của Yagami-sensei thì những nhân vật như là Kurotsuki trong [Ookami ni Kuchiduke] (tạm dịch: Dâng lên miệng sói), Chiaki trong [Anikoma] và cả Sakura trong tác phẩm mới [WakeUba] cũng đều có nốt ruồi, không biết đây có phải là nốt ruồi đặc trưng cho nhân vật nam của sensei không nhỉ. Trong các tập truyện tankobon, sensei cũng từng đề cập đến “sự yêu thích nốt ruồi” này…

TG: Đúng vậy! Tôi thích mẫu đàn ông có nốt ruồi. Nhưng mà tôi cũng thường hay quên vẽ vào ha (cười). Khi tạo nhân vật, tôi cho vào vì thấy như vậy “Thật là đẹp!”, nhưng mà cũng có lúc tôi quên cho vào khi vẽ hình tràn trang cho nhân vật Chiaki trong [AniKoma]. Trợ lí đã phải dán note ghi chú đầy cả cuốn bản thảo chỉ để ghi “ở đây thiếu nốt ruồi” thôi đấy (cười). Tôi thích nốt ruồi ở những chỗ quanh miệng hay ngay cổ lắm.

PV: Ngoài ra, khi vẽ nhân vật nam thì sensei còn hay vẽ đặc điểm gì nữa không ạ?

TG: Tôi đặc biệt chú ý khi vẽ thân người.

PV: Yagami-sensei vẽ body nam rất là quyến rũ nhỉ. Những đường line và tone màu được dùng rất chi tiết và ấn tượng cơ bắp được thể hiện rõ ràng.

TG: Nếu không quan sát kỹ mà vẽ thân mình thì sẽ cho ra những bức tranh giống như là xương gãy vậy cho nên tôi rất chú ý để làm sao vẽ không bị kì như vậy.

BT: Ngay cả bên bộ phận biên tập cũng thường xin Yagami-sensei vẽ các hình minh họa mình trần cho đấy.

TG: Ngoài ra thì tone màu của ti, cái này là đặc trưng của cô bé trợ lý, tùy theo nhân vật mà màu ti sẽ khác nhau đó.

PV: Sao ạ? Màu của ti á?

TG: Đúng vậy đó. Trong [AniKoma] màu ti của người anh (Haruka) và Chinatsu khác nhau đấy. Của anh trai thì hơi nhạt hơn, còn của Chinatsu thì màu hơi đậm. Là do setting nhân vật Chinatsu là nhân vật lêu lổng đó mà (cười).

PV: Ahaha! (cười) Thì ra còn có đặc điểm như vậy ạ.

TG: Trong tập 4 của [AniKoma] có cảnh 2 người, anh trai và Chinatsu để trần đó, nếu so sánh thì sẽ thấy “Đúng ha! Khác thiệt!” khá thú vị đó! (cười).

PV: Cần kiểm chứng nha (cười). Vậy ngoài nhân vật nam thì sensei còn chú ý tập trung vào phần nào nữa không?

TG: Không phải là đặc trưng riêng nhưng mà, tôi từng được làm trợ lý vẽ BG cho Minami Kanan-sensei, tôi được sensei chỉ dạy rằng khi “vẽ đồ vật thì phải có độ dày” cho nên tôi cũng chú ý đến những cái độ dày của các món đồ cũng như cấu trúc của các tòa nhà trong hậu cảnh nữa.

PV: Là làm sao để đặt và không gian 3 chiều không bị mất tự nhiên phải không ạ.

TG: Tôi check rất kỹ những cái mà các trợ lý vẽ, xem xem nó có bị phẳng quá không, hay cấu trúc của nó có bị khó hiểu không. Có lẽ việc tôi chú ý những cái đó là nhờ học hỏi từ Minami-sensei không chừng. Còn nói về những thứ ngoài tranh vẽ thì trong các câu thoại, tôi cũng thi thoảng cho vào một chút kiến thức chẳng hạn, đó cũng là một trong những thứ mà bạn đọc nên để ý chăng.

PV: Các câu chuyện của sensei có tính thực tế không ạ?

TG: Đúng rồi, có thể nói tôi cố gắng sao cho các câu thoại không bị sượng. Ví dụ trong [WakeUba], tôi cũng thử cho chút giải thích về bạch tuộc Mendako trong khung tranh chẳng hạn. Trong một cảnh, khi Sakura nói về tính cách của Aoi, cậu ta có nói là “vì là Mendako nên sống ở vùng biển sâu thẳm nhỉ”, tôi muốn bao hàm cả kiến thức bạch tuộc Mendako là sinh vật sống ở vùng biển sâu, và những kiến thức như vậy, tôi nghĩ chỉ cần thêm vào chút chút thôi thì cũng tăng thêm được sự sâu sắc không chừng nhỉ.

 

Tôi thích Kitaro và Irie tới mức ghen tị với nữ chính.


PV: Mẫu hình nhân vật nam lý tưởng theo Yagami-sensei là như nào ạ?

TG: Ngày xưa, tôi thích Kitaro.

PV: A, điều này từng được đề cập trong cuốn fanbook của [AniKoma] phải không ạ. Nó không có liên quan lắm đến phong cách của Yagami-sensei nên tôi cũng thấy quan tâm lắm.

TG: Bộ film tôi coi là thời mà nữ chính là Yumeko (Anime: Gegege no Kitaro mùa 3), mặc dù nó được phát sóng vào thời mà tôi còn đi học mẫu giáo nhưng mà tôi đã thích Kitaro đến mức ghen tị với cả Yumeko luôn ấy (cười). Nhưng mà, khi xem tới cảnh Kitaro bị trọc đầu thì, trong khoảnh khắc tôi nghĩ “Kitaro bị hói”, tình yêu của tôi đã nguội lạnh luôn (cười).

PV: Sao sensei lại thích Kitaro ạ?

TG: Chắc là vì tôi thấy cậu ta tử tế. Chắc cũng có thể coi Kitaro là tình yêu đầu tiên của tôi được nhỉ.

PV: Nhưng nói gì thì nói, Kitaro đâu có phải là mẫu nhân vật đẹp trai phải không ạ?

TG: Hả? Đẹp trái quá chừng mà!

PV: À, tôi xin lỗi (cười).

TG: Tôi còn nằm mơ thấy mình chính là Yumeko luôn cho nên chắc chắn cậu ta phải đẹp trai (cười). Cậu ấy rất tử tế, khi bạn gặp việc gì khó khăn thì chắc chắn cậu ấy sẽ giúp đỡ bạn.

PV: Nếu nghĩ theo cách đó thì có lẽ, có lẽ cậu ấy cũng có thể đủ tư cách để làm nam chính của Manga thiếu nữ rồi ha.

TG: Đúng vậy. Nhắc mới nhớ, một nhân vật mà tôi thích tương đương với Kitaro nữa đó là anh chàng Irie trong “Itazura na Kiss”. Khi Irie được gán với Kotoko tôi đã buồn một lúc luôn đấy. Thường thì nhân vật nữ chính tìm được tình yêu đúng đối tượng thì người đọc phải cảm thấy hạnh phúc phải không nào, vậy mà lúc đó tôi toàn nghĩ “Mất anh ấy rồi…”. Đương nhiên trong các tác phẩm của Sho-Comi thì tôi cũng thích những nhân vật nam khác nữa nhưng mà để nói thực sự yêu thì chính là 2 nhân vật: KitaroIrie này đây…

PV: Tôi thấy sensei chọn yêu 2 nhân vật này cứ sao sao ấy (cười). Kinh nghiệm bản thân của sensei là như vậy, không biết sensei có mong rằng đọc giả khi đọc tác phẩm của sensei cũng có cảm giác giống như vậy không ạ?

TG: Tôi từng nghe Tada Kaoru-sensei, người vẽ [Itazura na Kiss] nói là cô ấy muốn vẽ manga làm cho bản thân cô cảm thấy happy, và tôi nghĩ đó là một ý rất tuyệt vời. Tôi cũng muốn vẽ ra được những tác phẩm giống như vậy nhưng mà tác phẩm của tôi lại mang nhiều vất vả cuộc sống hơn. Dù rằng tôi cũng biết là vẽ ra những tác phẩm mang lại niềm vui cho độc giả sẽ tốt hơn nhưng mà liệu như vậy các bạn có thích không… tôi cũng không biết chắc được điều đó nữa…

PV: Nhưng mà sensei có nhận được thư của độc giả mà phải không?

TG: Đúng rồi a. Tôi có nhận được những bức thư với nội dung như kiểu “Nhân vật OO ngầu quá!”, “em yêu OO!” hoặc là “ở quanh em chẳng có chàng trai nào như vậy!”… (cười). Tôi nhận được rất nhiều lá thư thú vị như thế. Cả những dòng thư như “em cảm thấy trái tim ấm áp” cũng có nữa… Bản thân tôi thì cũng có khi không biết tác phẩm của mình được bạn đọc đón nhận như thế nào cho nên khi nhận được những lá thư như vậy thì tôi cảm thấy “may quá, đã truyền tải được rồi

PV: Sensei nhận được thư của độc giả trong độ tuổi nào nhiều ạ?

TG: Các bạn độc giả tiểu – trung học là nhiều. Tiếp theo là các độc giả ở lứa tuổi đang làm mẹ nữa.

PV: Là kiểu độc giả đọc cùng với con gái của mình hay sao ạ?

TG: Cũng khó nói lắm. Có lẽ là họ đọc mà không cho con cái mình biết không chừng (cười).

BT: Về cơ bản thì độc giả chủ yếu của Sho-Comi ở độ tuổi tiểu – trung học nhưng mà người trưởng thành cũng đọc nhiều. Có lẽ đó là các độc giả trung thành mãi chưa chịu tốt nghiệp (lớn) chăng…

TG: Với lại cũng có khi tôi nhậ được phản hồi kiểu “Lâu không đọc, đọc lại cái bị cuốn vào” nữa. Mà các bức thư từ các bà mẹ gửi đến cũng rất thú vị nha. Kiểu như “đến từng tuổi này mà khi đọc, tôi cũng còn bị nghiện và cảm thấy lâng lâng”. Khi nhận được những bức thư như vậy, tôi cũng cảm thấy rất là hạnh phúc.

(Hết phần 2 – Còn tiếp…)

[poll id=”14″]
ViXiM
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger