Home Chuyên Đề TBQ 【CHUYÊN ĐỀ TBQ】Thế Giới Sách Truyện Phần 2: Obi (Đai sách) từ vô dụng đến hữu ích – 6 Tác dụng ít ai biết của Obi

【CHUYÊN ĐỀ TBQ】Thế Giới Sách Truyện Phần 2: Obi (Đai sách) từ vô dụng đến hữu ích – 6 Tác dụng ít ai biết của Obi

Đối với nhiều độc giả Việt Nam, Obi 帯 (Đai sách) thường bị xem là một phần “dư thừa” và khó bảo quản. Vậy vì sao người Nhật lại tạo ra thứ “vô dụng” này? 

1,500 views

Đối với nhiều độc giả Việt Nam, Obi (Đai sách) thường bị xem là một phần “dư thừa” và khó bảo quản. Vậy vì sao người Nhật lại tạo ra thứ “vô dụng” này? 


Obi (Đai sách) là miếng giấy (đai) được quấn quanh phần dưới của sách/ truyện. Ngày nay, ở Nhật Bản, hầu hết mọi cuốn sách/ truyện đều có Obi. Theo các chuyên gia trong ngành xuất bản cho biết, Obi đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm của họ cũng như tăng doanh thu cho ấn phẩm.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH OBI

Chưa có tài liệu chính xác về nguồn gốc của Obi, tuy nhiên, trong cuốn  出版辞典 | [TỪ ĐIỂN XUẤT BẢN] phát hành 1971 đã cung cấp giả thuyết về sự xuất hiện của Obi như sau:

“Theo một giả thuyết, vào giai đoạn đầu Showa (trước 1926), khi phe cánh tả* xuất bản sách, họ muốn sách của mình mang màu sắc mới và khác biệt với những cuốn sách đang có tại Nhật. Chính vì vậy Obi ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình mới cho nền xuất bản sách ở Nhật.” 

Thật không ai ngờ rằng, Obi lại được nhiều người đón nhận và  tiếp tục được sử dụng cho tới ngày này với nhiều mục đích khác nhau.

(*) Phe cánh tả là những người theo tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa, trái với phe cánh hữu là những người theo bảo thủ. 


#1. TÁC DỤNG QUẢNG CÁO SÁCH

Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, khi ở hiệu sách, thời gian mà một người Nhật tiếp cận và bỏ qua sản phẩm chỉ trong 0.2 giây. Đồng nghĩa với việc, một cuốn sách nếu muốn lọt vào tầm mắt độc giả cũng như được họ mua về phải thực sự đặc biệt.

Và chính Obi sẽ làm nên điều kì diệu cho cuốn sách đó.

Hãy tưởng tượng, trong lúc bạn đang tìm mua một cuốn sách dạy học, sẽ thế nào nếu bạn nhìn thấy được thông tin của người viết sách (là giáo sư, tiến sĩ …) ngay ở trang bìa. Hoặc như một cuốn tiểu thuyết với dòng giới thiệu hấp dẫn của những người nhận định văn chuyên nghiệp dĩ nhiên sẽ khiến độc giả tìm mua nhiều hơn cuốn sách chữ thông thường. Hoặc những thông tin 100 vạn bản, đã chuyển thể Live-action, … đều khiến người đọc tin tưởng về mức độ phổ biến và sức hấp dẫn của sách. Đặc biệt số lượng bản in mà tác phẩm cán mốc chính là thông tin quảng bá hữu hiệu nhất và cũng là lời chia vui dành cho tác giả lẫn độc giả yêu thích tác phẩm.

Nhiều fan hâm mộ tìm mua ấn phẩm ngay trong đợt phát hành đầu tiên để có Obi kỉ niệm 100 vạn bản


#2. OBI GIÚP TĂNG GIÁ TRỊ SÁCH QUA TỪNG LẦN NỐI BẢN

Để tạo khác biệt trong từng kì nối bản sách, các nhà phát hành đã nghĩ ra cách thay đổi Obi. Việc thay đổi Obi sẽ rẻ tiền hơn là làm lại bìa và cũng không khiến tác giả (đặc biệt là tác giả truyện tranh) mất thời gian xem xét bìa mới.

Lấy ví dụ trong việc thay đổi Obi của sách. Phía tay trái (Obi hồng) là i [Boku Ga Ashita, Kino No Kimi Deto Suru] lần phát hành sách đầu tiên, khi đó, trên Obi là những thông tin khơi gợi nội dung trong sách, trong khi đó, ở phiên bản in nối 2 tháng sau đó là thông tin trên Obi chủ yếu quảng cáo cho việc sách đã cán mốc 50 vạn bản in. Theo các nhà xuất bản, việc thay đổi như vậy giúp những người từng bỏ qua tác phẩm sẽ tìm đọc lại bởi họ cảm giác cuốn sách đã “thay đổi” và thậm chí là “thú vị” hơn so với trước đây.

(Nguồn hình: Internet)

Bên cạnh đó, thông tin trên Obi của sách được thay đổi sau khi phía nhà xuất bản thăm dò xong ý kiến độc giả. Ở phiên bản đầu tiên của mình, nhà xuất bản đã giới thiệu tác phẩm với [Boku Ga Ashita, Kino No Kimi Deto Suru] với những dòng như “Cô ấy có một bí mật”. Nhưng trong lần in sau, khi đa phần độc giả thích thú với những lời nhắn dẫn như “Đọc cuốn này trên tàu là sai lầm!” hay “Mọi thứ sẽ khiến bạn òa khóc”…


#3. OBI – ĐẶC TRƯNG CHO NỀN VĂN HÓA ĐỌC CỦA NHẬT BẢN. 

Trên thế giới, nhiều nơi đã công nhận Obi như một đặc trưng cho nền văn hóa đọc của Nhật Bản. Obi gần như không tồn tại ở bất kì thị trường sách nào, hoặc chỉ tồn tại trong những ấn phẩm sách Nhật được bán ra thị trường nước ngoài.

Nếu bạn đến Mỹ và vô tình cầm một quyển sách (tiếng Anh) nhưng có Obi kèm theo, cuốn sách đó đến 90% là sách dịch từ tiểu thuyết/ tác phẩm Nhật.


#4. DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ CHO BÌA SÁCH

(Nguồn hình: Internet)

Sau tất cả, Obi vẫn là một phần của cuốn sách và trong trường hợp đó, nó cần phải ĐẸP để giúp ấn phẩm được nhiều người quan tâm hơn. Nhiều nhà xuất bản Nhật yêu thích sự tương phản về màu sắc giữa bìa rời và Obi, bởi khi bỏ Obi ra, bìa rời vẫn giữ được sự thanh lịch, đơn giản vốn có của mình, nhưng khi thêm Obi vào, tổng thể trở nên đặc sắc và hút mắt hơn.

Ngoài ra, một cách trang trí Obi thường thấy nữa là sử dụng hình ảnh bìa rời như một phần của Obi. Những thông tin “dày cộm” để giới thiệu nội dung sách hoặc lời đánh giá từ các nhà phê bình,… trên Obi sẽ biến mất khi độc giả bỏ đai ra vì vậy nét đẹp trên bìa vẫn được giữ nguyên.

(Nguồn hình: Internet)


#5. DÙNG LÀM BOOKMARK 

Một số độc giả Nhật cho biết thay vì bỏ Obi đi, họ sẽ giữ lại để làm Bookmark cho sách của mình. Việc này giúp họ không tốn tiền thêm để mua Bookmark hoặc giúp hạn chế việc “để quên” Bookmark trong cuốn sách, bởi mỗi cuốn họ đều có Bookmark riêng.


#6. SƯU TẦM OBI – SỞ THÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI

Như mọi người cũng biết, Obi thường đăng các thông tin liên quan đến việc chuyển thể Live Action, Anime, Manga, Light Novel, … của tác phẩm. Vì vậy, không ít người hâm mộ đã giữ lại các Obi này với mục đích chính là sưu tầm. Khác với việc giữ Obi nguyên trên sách, nhiều người Nhật tách Obi ra làm bộ sưu tập riêng.

Nhiều người sưu tập Obi bởi trên đó có hình diễn viên hoặc thông tin về phim/ nhân vật yêu thích của họ 


[Nguồn: Tổng hợp thông tin từ Internet
Người dịch và viết bài: Xíu Xíu]

Bài viết có sử dụng thêm thông tin từ Internet và ý kiến của dịch giả. Vui lòng dẫn nguồn và thông báo lại với Page khi bạn re-up ở các nguồn khác.  

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger