Home Preview - Trước giờ ra mắt Giới thiệu 【PREVIEW】[Huyền Thoại Arslan] – Cần nhiều hơn để trở thành siêu phẩm tiếp theo của ARAKAWA Hiromu

【PREVIEW】[Huyền Thoại Arslan] – Cần nhiều hơn để trở thành siêu phẩm tiếp theo của ARAKAWA Hiromu

508 views
 Vào ngày mai, Thứ Hai 05/08, tác phẩm thứ hai của tác giả ARAKAWA Hiromu do NXB Trẻ mua bản quyền sẽ được phát hành – [Huyền Thoại Arslan] . 

Cùng xem thử bài 【PREVIEW – TRƯỚC GIỜ RA MẮT】này để xem tác phẩm có hợp với bạn không nhé! 

CỐT TRUYỆN – Mang hơi hướng của dòng game nhập vai

Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của TANAKA Yoshiki, trước đó, [Huyền Thoại Arslan] từng được chuyển thể thành Manga bởi tác giả NAKAMURA Chisato, nhưng nhìn chung, cả hai tác phẩm đều không có quá nhiều thay đổi so với tác phẩm gốc về phần cốt truyện.

Cốt truyện có phần mang hơi hướng của dòng game nhập vai (RGP) và phát triển theo hướng nâng cấp Level. Mở màn (Level 1) là việc nhân vật chính mất hết tất cả và phải làm lại mọi thứ từ đầu. Sau đó, nhờ may mắn, anh có một đồng đội bên cạnh (Level 2). Thông qua những hành trình của mình, anh tập hợp được thêm những người đồng đội và tiếp tục mở rộng thanh thế (Nâng cấp Level…). Và đến khi đạt đến Level max, anh sẽ đối mặt cùng Boss để giành lại vương quốc.

Chỉ nghe cốt truyện thôi thì tôi nghĩ khá nhiều bạn mê game RGP sẽ cảm thấy hứng thú rồi nhỉ. Thế nhưng, chính vì phát triển theo cốt truyện như vậy, tác phẩm do ARAKAWA sensei thực hiện đã lộ rõ nhiều khuyết điểm (mà tôi sẽ đề cập thêm ở phần bên dưới).


BỐI CẢNH 

[Huyền Thoại Arslan] lấy bối cảnh ở Ba Tư tiền Hồi giáo và những quốc gia lân cận nơi đây. Vì là một tác phẩm giả tưởng, thế giới trong Arslan có thêm sự xuất hiện của phép thuật, những yêu quái khổng lồ,… Thế nhưng, trận chiến không xoay quanh những bộ tộc phi hiện thực mà tập trung vào những con người với con người.

Giữa bối cảnh đó, chủ đề về “nô lệ”, “tôn giáo”, “phân biệt giai cấp”,.. cũng được nhắc đến thường xuyên bên cạnh “chiến tranh”. Khiến câu chuyện đan xen đó giữa cái thực tại và cái hư ảo,

Vì lấy bối cảnh Ba Tư tiền Hồi giáo (cột mốc thời gian cụ thể), nên tác phẩm đã mắc một vài vấn đề về mốc thời gian. Lusitania là một tỉnh của La Mã cổ đại được thành lập vào Năm 27 (BC) trước công nguyên và bị bãi bỏ vào Năm 409 (AD) sau công nguyên, trong khi đó, Ecbatana từng là một thành phố của Iran cổ đại, và được thành lập tận từ Năm 678 (BC) trước công nguyên.

Related imageVào thời điểm Ecbatana hiện hữu, Lusitania còn chưa xuất hiện.
© 1994 Encyclopaedis Britannica, Inc.

Đây là một lỗi có thể cảm thông được khi tác phẩm đã được sáng tác vào 1986 (thời điểm mà việc tìm kiếm thông tin còn hạn chế). Nhưng tác phẩm mới của ARAKAWA Hiromu lại mắc một số lỗi về trang phục nhân vật cũng như vũ khí các nhân vật xài.

Theo độc giả Yuno19 cho biết: “Loại áo giáp xuất hiện trong manga này thuộc thời Ba Tư cổ đại nhưng vũ khí lại dùng kím dài được sử dụng trong thời Trung Cổ”. 


NHÂN VẬT

[Huyền Thoại Arslan] nhìn chung có hệ thống nhân vật phong phú. Nhân vật chính Arslan có hướng phát triển khá ổn, từ một đứa trẻ hay khóc nhè cần sự bảo vệ của kẻ khác, anh đã phải đối mặt với sự khắc nghiệt của cuộc sống. Khác với những nhân vật chính khác, ở Arslan có sự sợ hãi và điều đó đã giúp nhân vật của anh thực tế hơn.

Tuyến nhân vật phụ cũng khá thú vị, mỗi người mỗi vẻ và đặc biệt nhân vật phản diện Lors Silver Mask chắc chắn sẽ là nhân vật chiếm nhiều spot và khiến bạn có nhiều suy ngẫm nhất trong tác phẩm.

Image result for Heroic Legend of Arslan (Hiromu Arakawa)© ARAKAWA Hiromu

Cũng như nhiều tác phẩm khác của mình, ở các nhân vật của ARAKAWA sensei luôn có điều gì đó hài hước và tạo tiếng cười. Nhưng với một tác phẩm như [Huyền Thoại Arslan], tôi lại không đánh giá cao sự hài hước đó. Muốn tác phẩm đi theo hướng những trận chiến thực thụ, nhân vật cần có một sự nghiêm túc nhất định để giúp bầu không khí quanh tác phẩm có nhịp độ căng thẳng. Tiếng cười không đúng lúc có thể phá hủy sự bi thương mà tác phẩm cần có.


NÉT VẼ

Như đã nói ở trên, phần cốt truyện theo hướng RGP vì vậy, độc giả có quyền mong chờ một bối cảnh hoành tráng, những trận chiến đẫm máu,… thế nhưng, với phong cách vẽ đơn giản của mình, [Huyền Thoại Arslan] của sensei có phần thiếu “lửa”. Nếu trong [Fullmetal Alchemist – Giả Kim Thuật Sư], nghệ thuật của sensei được đánh giá cao bởi những cảnh chiến đấu độc đáo, gọn gàng và hiện đại, thì với những cảnh chiến đấu trong [Huyền Thoại Arslan] , phong cách nghệ thuật này lại lộ khuyết điểm. Với [Huyền Thoại Arslan] , người đọc chắc hẳn phải trông chờ những gì có phần tả thực, cổ điển với chút rườm rà.

© ARAKAWA Hiromu

Tuy nhiên, nếu bạn là một fan của ARAKAWA Hiromu và không mấy quan tâm về tác phẩm gốc, bạn vẫn có thể hài lòng khi thưởng thức Manga này.


TỔNG QUAN

Thành thật mà nói, [Huyền Thoại Arslan] không phải là một tác phẩm tệ và với nhiều người đam mê thể loại chiến đấu (lấy bối cảnh xưa) đây là một shonen đáng đọc.

Nếu đây không phải một tác phẩm chuyển thể, tôi có thể sẽ tán thưởng cho Manga này nhiều hơn và nó chắc chắn sẽ là một trong những tác phẩm chiến đấu tôi thích. Thế nhưng, vì tác phẩm gốc đã khiến tôi có nhiều kì vọng hơn ở lần chuyển thể này, nên dĩ nhiên sẽ có chút “vỡ mộng”.

Vì vậy, nếu bạn chưa tìm hiểu về tác phẩm gốc, hãy bỏ qua nó và tận hưởng một [Huyền Thoại Arslan] của ARAKAWA Hiromu và yêu thích nó. Nếu bạn đã lỡ biết về tác phẩm gốc thì hãy cố gắng bỏ qua những mong chờ trước đó và tập trung vào tác phẩm.

  • Giới thiệu nội dung:

Trong Vương quốc do vị vua Andragoras cai trị có một cậu hoàng tử trẻ tuổi tên là Arslan. Vào năm 14 tuổi, cậu đi đến trận chiến đầu tiên của đời mình. Sau tất cả chỉ còn lại ngọn lửa thiêu đốt và sự tàn lụi của một Vương quốc huy hoàng một thời. Tuy nhiên đó lại là định mệnh bắt buộc để Arslan trở thành người cai trị. Cậu bất chấp thử thách và bắt đầu một cuộc hành trình đòi lại Vương quốc đã sụp đổi của mình.

[Huyền Thoại Arslan] WIKI
Xem tại đây

Những bạn đã mua truyện, hãy vào Wiki để đánh giá (từ 1 => 5 sao) cho [Huyền Thoại Arslan] nhé!


[Người viết: Duy Trung ] 

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger