Home Chuyên Đề TBQ News Light Novel 【REVIEW】[Mộ Đom Đóm] – Khúc bi tráng ca của nỗi đau, nỗi sợ hãi và kinh hoàng của chiến tranh (Phần 2)

【REVIEW】[Mộ Đom Đóm] – Khúc bi tráng ca của nỗi đau, nỗi sợ hãi và kinh hoàng của chiến tranh (Phần 2)

250 views

Hậu chiến tranh… Những con người được tận hưởng cuộc sống trong giai đoạn đó liệu đã quên đi sự đau khổ và nhục nhã phải gánh chịu…

Hay đơn thuần đó là nhát chém thầm lặng, lạnh lùng và sắc bén nhất của chiến tranh…

>>> Review [Mộ đom đóm] (Phần 1)


Ở phần hai của series review truyện ngắn Mộ Đom Đóm, tôi sẽ mang lại cho các bạn cái nhìn và cảm nhận về mẩu chuyện thứ hai mang tên “Tảo Nâu của Mỹ”.

Đây có lẽ là phần tôi ít tự tin nhất khi viết cảm nhận. Bởi nội dung của nó thực sự khó nuốt. Nó yên bình thật, không có điểm nhấn cụ thể nào, nhưng cảm giác nó mang lại là vô cùng khó chịu. Bởi sự yên bình đó vẫn giả tạo. Hành động lời nói của nhân vật mang lại cảm giác ghê tởm. Và trên hết, ý nghĩa đằng sau bức tranh êm đềm không súng đạn này, điều mà ít nhất tôi tự rút ra được, cũng đắng cay vô cùng.


CHỦ ĐỀ
⭐⭐⭐⭐⭐

Hậu chiến tranh là chủ đề vốn khó khai thác nhưng không phải quá đỗi đặc biệt. Những thước phim tư liệu về thảm họa chiến tranh… đểu là những thứ quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng, cái đặc biệt trong hậu chiến tranh của Nosaka chính là sự gặp gỡ giữa con người xuất thân từ quốc gia từng là kẻ thù của nhau. Cái cách học chào đón nhau, cách họ đối đáp với nhau và cả những mảnh vỡ kí ức đan xen sự việc như bồi đắp thêm sự tương phản ghê rợn trong tâm trí nhân vật chính (sẽ phân tích trong phần nội dung).

Vết nhơ chiến tranh như làm ô uế, xấu đi nhân cách con người đến dã man, khó nhận thấy được. Từ mẩu chuyện đơn giản chỉ xoay quanh việc tiếp đón khách đã trở thành những câu chữ, cảm xúc khó nuốt trôi bởi lòng tự tôn, tự trọng và chân lý một con người đã bị gạt bỏ không thương xót bởi chiến tranh. 

Do đó, Nosaka nhận lấy chủ đề này và sử dụng nó với nét riêng khó ai có thể làm được. Bằng những cách trau chuốt trong mạch truyện và vẻ thờ ơ khó hiểu trong suốt bản nhạc ông mang lại, những ám ảnh tồn đọng trong hậu chiến tranh được tạo ra vô ý, không chủ đích. Cứ như đó là lẽ thường và ông chỉ tái hiện lại tùy hứng như những gì bản thân đã trải qua. Cách khai thác chủ đề với sự tô điểm từ vật liệu thô nhưng thật khó cưỡng lại, ông đã tự mình góp vào chủ đề Hậu chiến tranh một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ.

5 anime kinh điển về chiến tranh khiến người xem phải rơi lệ© NOSAKA Akiyuki / Studio Ghibli


NỘI DUNG
⭐⭐⭐⭐

Nội dung thoạt qua thực sự bình thường đến nhàm chán. Điều đáng nói ở đây có lẽ là việc nhân vật chính Toshio sắp đón gia đình ông Higgins từ Mỹ – kẻ thù từng xâm lược Nhật Bản quê hương ông. Lý do cũng chỉ đơn thuần là hành động “đáp trả ân nghĩa” của ông Higgins đã tiếp đón vợ mình chu đáo trong chuyến du lịch của cô. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như toàn bộ câu chuyện Toshio kể đều là những điều ngược đời (ít nhất đối với Toshio).

Anh – ngay khi bắt đầu câu chuyện – đã có ác ý sâu đậm với “bọn Mỹ”. Đối với anh, không có lý do gì để tiếp đón lũ Tây lông. Chính vì thế, anh đã vạch sẵn ranh giới giao tiếp, hay cái gọi là sự nồng hậu tiếp đón, là nói câu xin chào và đồng ý chứa họ trong nhà mình. Thế nhưng hoàn toàn trái với dự định, anh lại chào đón ông nhiệt tình, hỏi han chu đáo cùng những lời giới thiệu về thành phố chi tiết ngọt ngào. Tất cả đã được lý giải trong phần quá khứ đan xen vào cốt truyện của Toshio. Những đoạn tái hiện ký ức ta cho là thừa thãi giúp độc giả hiểu ra lý do. 

Những ngày tháng sống cùng lính Mỹ trong chiến tranh đã là thói quen ăn sâu vào máu của Toshio. Chúng khiến anh mồ côi, chúng thiêu rụi nhà cửa quê hương anh, nhưng anh vẫn bị bắt học ngôn ngữ của chúng, ăn món ăn của chúng và sống cùng chúng. Tưởng như đó sẽ là cảm xúc giận dữ, phẫn nộ (như cách anh dự định sẽ tiếp đón ông bà Higgins) thì trái ngược lại, Toshio dường như hoà tan và đắm mình trong đó. Không chút điểm nhấn về sự ghét bỏ kẻ thù, trái lại toàn bộ quá khứ của anh là sự sợ hãi, kính nể lính Mỹ. Ngoại hình, đồ ăn, ngôn ngữ,… anh dù không nói nhưng đểu tỏ ra thái độ thích thú và cho rằng chúng hơn những thành phẩm của dân tộc mình. Một sự đồng hoá ngầm – một xu hướng chung – được thể hiện rõ nét. Chính bởi vậy mà lòng tự tôn dân tộc vốn có của con người – thứ đáng ra phải bảo vệ nghiêm ngặt nhất lại bị tước đi. 

【REVIEW】[Mộ Đom Đóm] - Khúc bi tráng ca của nỗi đau, nỗi sợ hãi và kinh hoàng của chiến tranh (Phần 2)© NOSAKA Akiyuki / IPM

Cứ như vậy, dù chiến tranh kết thúc, Toshio như ngựa quen lối cũ lại tiếp đón niềm nở ông Higgins, khoái chí khi sử dụng ngôn ngữ của họ và lấy đó làm tự hào. Đó không phải là ganh ghét mà là sự phục tùng như Nhật từng đối với Mỹ. Những vết sẹo chiến tranh để lại vẫn còn đó. Bản thân Toshio đã nhắc lại bản năng tự tôn của người Nhật nhưng vết sẹo đó đủ lớn để lấn át đi con người anh. Một sự nhục nhã trong thầm lặng, sự nhục nhã mà chính người bị làm nhục còn không nhận ra được thì còn gì đau đớn bằng.

Chiến tranh đã hết nhưng chính việc đi ngược lại với dự định của anh lúc đầu như hồi chuông đầu tiên cho hậu quả chiến tranh anh phải gánh chịu. Sự sợ hãi, kính nể lương thực bọn Mỹ hay thần tượng thân hình của họ… dần dần biến anh trở thành kẻ phục tùng. Nhưng thế vẫn là chưa đủ. Mạch truyện chạy theo ông Higgins. 

Higgins không phải nhân vật chính nhưng tại sao, nội dung của câu chuyện lại cuốn theo nhân vật này. Đơn giản là những gì Toshio làm theo cách nào đó đều là vì ông Higgins. Từ bỏ thói quen hàng ngày, suy nghĩ của anh đã cuốn theo một cách vô thức. Anh muốn ông phải vui vẻ, phải thừa nhận điều đó khi ở đây. Anh muốn ông được thỏa mãn và theo ông đến bỏ mặc thời gian của mình để cuối cùng ông được vui vẻ. Thế là nhân vật của chúng ta chả khác gì một nô lệ của ông Higgins. Cứ như mọi mục đích sống của anh chỉ để ông Higgins được hạnh phúc.

Kết nối với mạch truyện trong quá khứ, anh được ban phát những hòm cứu trợ của Mỹ. Thứ đó cứu sống Toshio nhưng có lẽ anh coi đó như là ân huệ hay món nợ mình phải trả. Nỗi lo sợ cứ thế tiếp diễn cho đến khi anh gặp ông Higgins. Điều đó trong vô thức khiến anh phục tùng ông như lo sợ bị đòi nợ hoặc muốn được đền đáp ơn huệ của mình. Những lời khen chê của ông bà Higgins dường như từ từ trở thành quy chuẩn chung cho cả gia đình anh. Những miếng keo cao su nhai cả trăm lần hay bánh kẹo của quân thù vẫn là mùi vị anh khó quên được. Cơn đói khát dữ dội rồi được thoả mãn từ chính quân địch như thứ bùa tẩy não anh. Để rồi từ quân thù cũng có thể biến thành vị cứu thế. 

Đáng buồn làm sao, những hành động của anh như làm nổi bật thêm vết nhơ đó nơi mà lòng tự trọng bị chà đạp và lý trí không còn là bàn điều khiển. Ở đó, trong tâm trí anh chỉ còn lại ý nghĩ của tên nô lệ thỏa mãn ông chủ đến mức vứt đi lòng tự tôn, tự trọng, vứt bỏ đi mục đích chân lý sống của mình. Và không chỉ có mình anh Toshio, cả vợ anh, cả người đóng JAV và mọi người dân trong quá khứ của anh nữa… ở họ đều tồn tại sự nể sợ nhất định đối với quân thù. Chiến tranh qua đó đã tước đi lòng tự trọng và đồng hoá, làm dị biến con người. Những hành động, lối suy nghĩ đơn giản nhất từ việc cắt cỏ, hoạt động sinh học cũng bị chi phối như một người hầu trung thành tuyệt đối.

Hậu chiến tranh nhưng vết cắt mà chiến tranh đem tới vẫn còn đó, nhói đau đến mức khiến con người ta ám ảnh, chỉ biết lo sợ, phục tùng mà không đấu tranh giành lại chính mình và cuối cùng chết dần chết mòn trong sự tội nghiệp đó. 

5 anime kinh điển về chiến tranh khiến người xem phải rơi lệ© NOSAKA Akiyuki / Studio Ghibli

Và ám ảnh nhất với tôi vẫn là hình ảnh cuối cùng khi anh Toshio nhồi nhét vào bụng mình thịt Matsuzaka. Dù ăn ngấu nghiến vẫn nghĩ về cách tiếp đón ông bà Higgins, dù ăn những miếng thịt quê hương mình nhưng chẳng thấy vị gì. Vì con bệnh phục tùng đó đã khiến anh chỉ nhớ về vị tảo nâu của Mỹ và thứ gia vị tinh túy quê hương đó vô vị hệt như tảo nâu kia. Vì những gì anh đã đem lại, mang ra phục tùng và hành động của anh là thứ dai nhách khó nuốt trôi, những gì khó hiểu với một con người. Và mục đích của mọi thứ cũng chỉ để mong muốn cảm nhận được hương vị anh cho là cao quý mang tên Tảo Nâu của Mỹ, dù nó có vô vị, dở tệ cỡ nào (như thứ tượng trưng cho kết quả mà kẻ phục tùng như anh đáng phải nhận lấy).

[Người viết: Zenitsu]


[Mộ Đom Đóm] WIKI
Xem tại đây

Những bạn đã mua truyện, hãy vào Wiki để đánh giá (từ 1 => 5 sao) cho [Mộ Đom Đóm] nhé!

RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger