Home Chuyên Đề TBQ 【Sho-Comi Interviews】Bài 1 – Phỏng vấn tác giả Yagami Rina (Phần 1/3)

【Sho-Comi Interviews】Bài 1 – Phỏng vấn tác giả Yagami Rina (Phần 1/3)

Bài phỏng vấn đầu tiên là với tác giả Yagami Rina với tác phẩm [Ani ni Aisaresugite Komattemasu] (tạm dịch: Thật bối rối vì được anh trai thương yêu quá mức)…

87 views
Tạp chí manga thiếu nữ (ShojoManga Zasshi) của Shogakukan, SHO-COMI tính đến năm 2018 đã phát hành được 50 năm. Để kỷ niệm 50 năm phát hành này, Shogakukan đã kết hợp cùng với trang Natalie thực hiện loạt 10 bài phóng phỏng vấn các tác giả nổi bật trong suốt 50 năm hành trình này.

Bài phỏng vấn đầu tiên là với tác giả Yagami Rina với tác phẩm [Ani ni Aisaresugite Komattemasu] (tạm dịch: Thật bối rối vì được anh trai thương yêu quá mức). Ngay sau khi tác phẩm [Ani Koma] được chuyển thể thành phim điện ảnh năm 2017 và tập tankobon cuối của bộ truyện đã phát hành vào tháng 5/2018, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn cùng tác giả về bộ truyện nhiều kì mới [Wakeatte Kinou Ubawaremashita] (tạm dịch: Vì gì đó mà hôm qua tôi bị cướp), một câu chuyện về cô nữ sinh cấp 3 ở tỉnh lẻ vì thất tình mà đến Tokyo để bắt đầu lại mọi thứ… Ngoài ra, Yagami-sensei còn chia sẻ thêm về cách vẽ nhân vật Nam đặc trưng của mình cũng như bật mí về “người yêu đầu tiên” của mình.

Phóng viên: Kumase Tetsuko / Ảnh: Ishibashi Masato

Tôi đã tham gia buổi chiếu Premier phim điện ảnh [AniKoma] với tư cách là một vị khán giả.


PV: Hôm trước, tập cuối – tập 11 của bộ truyện đã được phát hành. Hình như đây là bộ truyện nhiều kì dài nhất của Yagami sensei thì phải, không biết khi vẽ xong như thế này thì Sensei có cảm tưởng gì không ạ?

TG: Cảm tưởng của tôi là cảm thấy nhẹ lòng như kiểu “Mình vẽ cũng nhiều đấy nhỉ”. Có rất nhiều nhân vật xuất hiện cũng như các câu chuyện cũng được mở rộng ra, vậy rồi cũng vẽ đến cuối, tôi cảm thấy rất vui. Lúc bắt đầu sáng tác, tôi đã định là sẽ lúc nào đó sẽ tiết lộ sự tồn tại của “anh trai thật của Setoka” đấy.

PV: À, là Yataka Hokuto, nhân vật xuất hiện từ tập 10 phải không ạ. Trên bộ phim điện ảnh LiveAction công chiếu năm 2017, vai diễn nhân vật giáo viên thực tập do Inoue Yusuke trong nhóm NON STYLE thủ vai cũng mang tên Yataka Hokuto này nhỉ.

TG: Thật ra thì tôi đã muốn cho nhân vật anh trai này xuất hiện từ trước trước nữa rồi nhưng mà tôi nghĩ là để cho một nhân vật có cùng tên Hokuto trong phim thì khi bản truyện xuất hiện nhân vật này sẽ thú vị hơn nên tôi đã đảo tên và cho nhân vật này xuất hiện trước trong phim như vậy.

PV: Khác với Hokuto hài hước trong phiên bản điện ảnh, Hokuto của bản truyện tranh lại có ấn tượng khác…

TG: Nhân vật Hokuto của bản điện ảnh có phong cách GAG hài hước và tôi muốn nó hoàn chỉnh hình ảnh như vậy thế nên ở phiên bản Manga thì tôi thử tạo cho nó hình tượng một nhân vật nghiêm túc để tạo cảm giác mới mẻ. Tôi nghĩ làm như vậy thì độc giả có thể thưởng thức sự khác biệt này. Thật ra thì tôi đã từng sắp đặt cho Sekigawa Takane là anh ruột nhưng mà nhiều tình tiết diễn ra làm cho dự định đó không thực hiện được nữa. Tuy nhiên, tôi cũng rất vui vì câu chuyện về người anh Hokuto cũng đã được vẽ một cách chỉn chu.

PV: Được biết phiên bản LiveAction của bộ truyện [AniKoma] cũng đã tạo nên chủ đề thảo luận trong cộng đồng mạng ở cả bản phim điện ảnh và phim truyền hình phải không ạ?

TG: Lúc đó, khi tôi bị người phụ trách gọi lại và nói: “Có chuyện cần trao đổi”, ban đầu tôi nghĩ chắc là “chắc là chuyện kiểm duyệt nội dung” hay gì đó rồi (cười). Nhưng tôi hỏi thì được trả lời là “Không phải. Họ đã quyết định làm LiveAction rồi!”, tôi thở phào nhẹ nhõm kiểu “Hừm… Ủa!?” (cười). Bởi vì lúc đó truyện mới chỉ ra đến tập 2 thôi cho nên chuyện này nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi luôn ấy chứ. Tôi đã xem bản điện ảnh rồi, thật sự là cũng thú vị lắm.

BT: Chúng tôi đã cùng nhau đi xem Premier phim đấy.

TG: Đúng, đúng. (Cười). Trong buổi Premier tôi nghe những người tham gia hỏi “Tiếng từ đâu phát ra vậy?”, và ngay từ dòng credit đầu tiên của nhà sản xuất, đã có giọng nói vang lên: “Cám ơn Shochiku!” (cười). Tôi đã quên mình là tác giả mà đi xem với tâm thế là một khán giả rồi. Cảnh Setoka và các anh trai đẹp thật hồi hộp, chắc chắn các bạn đi xem sẽ bắn tim mệt mỏi luôn.

Tôi muốn vẽ tác phẩm giống như kiểu Die Hard vậy.


PV: Việc tác phẩm của mình được chuyển thể truyền thông như vậy có ảnh hưởng gì không ạ?

TG: Tôi thấy manga thì khó khăn ở việc các câu thoại được viết ra và biểu cảm thì thể hiện theo cách khác. Khi lên điện ảnh thì tôi thấy cảm giác đó rất tốt. Ví dụ trong nửa sau của bản điện ảnh, có cảnh Takane nói với với SetokaHaruka “Các người thật bất hạnh” và câu từ đó không chỉ thể hiện tình cảm thông qua câu thoại mà còn bao gồm cả sự quan tâm của Takane nữa. Nếu trên manga thì có những lúc chúng ta chỉ cảm nhận được tình cảm của nhân vật qua các câu thoại mà thôi cho nên phần biểu cảm của nhân vật trong các bản truyền thông rất là hay, nếu điều đó cũng có thể thể hiện được trong manga của tôi thì tốt quá. Ngoài ra thì cảm giác về nhịp điệu trong mạch truyện hay cảm giác tốc độ trong phim cũng tốt. Đây là điều mà các Shojo manga cần có.

PV: Nghĩa là nói về tốc độ triển khai để độc giả không cảm thấy nhàm chán phải không ạ?

TG: Tạp chí tháng thì số trang nhiều cho nên câu chuyện có tiến triển chầm chậm một chút cũng được nhưng mà Sho-Comi là bán nguyệt sang, tháng quyển cho nên tốc độ buộc phải nhanh hơn mới được. Cá nhân tôi thì thích các tác phẩm mang tính giải trí như các Shonen Manga hoặc các bản phim điện ảnh, tình tiết cứ ĐÙNG! BÙM! RẦM!… có cảm giác tốc độ ào ào hơn. Vì vậy mà các tác phẩm của tôi cũng mang hướng “giải trí nhanh chóng”, tôi muốn vẽ ra các tác phẩm làm sao để sau khi đọc thì độc giả có thể tập trung cố gắng cho việc học hoặc làm việc tốt hơn.

PV: Manga mà Yagami sensei vẽ thì giữa các nhân vật xuất hiện dù có vấn đề gì xảy ra đi nữa thì đến cuối cùng sau khi đọc, đọc giả vẫn cần còn giữ được cảm giác rất thoải mái.

TG: Tôi quan niệm là mình nên vẽ những tác phẩm mà khi đọc sẽ cho cảm giác thư giãn thoải mái kiểu “truyện hay quá!” hơn là việc vẽ ra các tác phẩm làm cho người đọc phải suy nghĩ. Đương nhiên là các tác phẩm khiến bạn suy nghĩ vẫn có cái hay riêng của nó và tôi cũng thích những tác phẩm như vậy.

PV: Trong [AniKoma] cũng vậy, sensei đã viết trong phần tâm sự của tập 1 là: “Tôi không muốn cấm đoán chuyện tình cảm anh trai – em gái”, “Lí do là vì để có một happy ending thì chỉ việc cho câu chuyện kết thúc bằng cách ‘Họ không phải là anh em’ thôi là được”, và nội dung bộ truyện cuối cùng SetokaHaruka không phải là anh em theo như những gì sensei đã viết. Có phải ngay từ đầu sensei đã định trước câu chuyện sẽ như vậy?

TG: Đúng rồi, tôi đã nghĩ để độc giả biết ngay từ đầu cũng được. Kiểu như tiết lộ ngay kết cục của câu chuyện ngay từ đầu. Và như vậy tôi có thể thoải mái triển khai câu chuyện ở giữa. Cảm giác giống như là bộ phim Die Hard ấy.

PV: Die Hard!? (Cười)

TG: Bắt đầu từ scene thường ngày, rồi triển khai hành động kiểu BÙM! RẦM!… trong bầu không khí kiểu: “Nguy hiểm rồi đây”. Có rất nhiều vấn đề xảy ra nhưng đúng như tựa đề đã ghi “Khó chết lắm!” (Cười). Tôi nghĩ mình nên vẽ các tác phẩm giải trí như vậy.

Hãy để các chàng đẹp trai yêu thương đi nào!


PV: Được biết, trên Sho-Comi số 13 năm 2018, sensei đã bắt đầu đăng truyên mới với tên [Wake atte kinou ubawaremashita] (tạm dịch: Vì gì đó mà hôm qua tôi bị cướp) hay tên ngắn gọn là [WakeUba].

TG: Lần này thì tôi vẽ câu chuyện với nội dung: Trai Tokyo, Gái thôn quê. Tôi có cô bạn người Shizuoka, khi nói chuyện cô ta thường thêm các từ địa phương như [Cái này hay ri] hoặc là thêm chữ [dara] vào cuối câu. Tôi nghĩ rất là hay. Và thế là tôi thử cho nhân vật nữ chính trong câu chuyện lần này là một cô gái thôn quê, mong rằng là các bạn ở Tokyo cũng nghĩ là các phương ngữ cũng dễ thương và các bạn ở thôn quê cũng cảm thấy câu chuyện gần gũi với mình hơn.

PV: Trong chương 1, Izu Aoi, nữ chính của truyện đã chạm mặt với nam diễn viên Shibuya Sakura ở Tokyo, từ đó dẫn đến việc cô ấy sống chung với anh chàng…

TG: Tôi muốn vẽ ra câu chuyện có tính giải trí kiểu thỏa mãn được mong muốn: Nếu đến Tokyo, gặp được anh chàng đẹp trai rồi còn được ở chung nhà… “Hãy để cho trai đẹp yêu thương”. Sau khi đọc xong [WakeUba] rồi nằm mơ cũng được, hoặc là đọc xong rồi muốn “Đi Tokyo nào” cũng được. Nếu làm như vậy mà đem lại cho các bạn cảm giác happy thì tôi sẽ vui lắm.

PV: Sensei đã nghĩ ra 2 nhân vật chính trong hoàn cảnh nào ạ?

TG: Khi nghĩ ra kiểu tóc này cho nữ chính Aoi thì từ hình dáng này, tôi đã liên tưởng đến con bạch tuộc Mendako. Từ ý tưởng đó mà tôi đã cho Sakura, nam chính khi gặp nhau ở Tokyo gọi cô là Mendako. (cười). Sau đó, để vẽ phụ lục trên Sho-Comi, tôi được nói là nên tạo ra một món vật phẩm tượng trưng cho chủ đề của tác phẩm, thế là tôi đã chọn bạch tuộc Mendako, giống như bánh Donut trong tác phẩm [AniKoma] vừa qua. (cười). Sakura được tôi gán cho vai trò một diễn viên nhưng mà hình ảnh là kiểu người mẫu ảnh trai đẹp đi bộ hoặc là bộ ảnh biết chuyển động. Mỗi lần xuất hiện cứ như là một khung hình chụp vậy á. (cười).

PV: Làm vậy, mỗi lần vẽ, sensei có thấy bị áp lực không?

TG: Áp lực lắm chứ. Vì phải chọn pose nên mỗi khi vẽ tôi đều nghĩ “phiền hết sức”. (cười). Vất vả lắm.

PV: Dù sao đây cũng là nhân vật chính mà phải không ạ. (cười). Với lại bộ truyện [WakeUba] cũng đang được vẽ theo setting “Sống chung” mà nam chính ở vai trò điều khiển rất được yêu thích nữa.

TG: Ban đầu tôi không định sẽ làm theo setting như vậy đâu nhưng rồi suy nghĩ thật kỹ tôi thấy nó vẫn còn thiếu nhiều thứ quá cho nên đã chuyển hẳn sang yếu tố nam chính điều khiển đang được yêu thích. Tôi nghe nói tác phẩm [Saint Seiya] gom được tất cả mọi thứ chính yếu lại cho nên tôi cũng muốn [WakeUba] theo tinh thần của [Saint Seiya] (cười). Với lại, ở tập cuối của [AniKoma] tôi có vẽ một chương mở đầu khi Sakura còn là học sinh trung học cho nên nếu quan tâm, các bạn hãy tìm đọc thử nhé.

(Hết phần 1 – Còn tiếp…)

 

[poll id=”14″]
ViXiM
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger