Hán tự【TỨ】từng được viết như thế nào
Nếu bạn đã từng học qua Hán Tự, chắc chắn sẽ thắc mắc vì sao (TỨ) – số 4 – lại không được viết đơn giản như (NHẤT) – số 1 – một nét.
(NHỊ) – số 2 – hai nét.
Hay (TAM) – số 3 – ba nét.
Mà (TỨ) lại được viết thành … ?
Liệu có nơi đâu trên thế giới, (TỨ) được viết đơn giản bằng 4 nét ngang không nhỉ?
Câu trả lời là: CÓ!
Mặc dù bây giờ, hán tự 亖 (TỨ) không được sử dụng và chấp nhận trong các văn bản chính thống, thế nhưng, từ này đã được sử dụng trước khi 四 xuất hiện. Hán Tự 亖 (TỨ) thực sự tồn tại trong “Lịch sử Hán Tự” tại Trung Quốc và Nhật Bản ở thế kỷ 14 trước Công nguyên. Nhưng vì sao, Hán Tự “đơn giản” này là được thay thế thành một từ phức tạp hơn?
四 ban đầu có nghĩa là “hơi thở”, với hình ảnh của răng hoặc lưỡi bên trong miệng 口 (KHẨU). Tuy nhiên, người Trung Quốc phát âm 四 và 亖 giống nhau, vì vậy, khi Hán Tự được truyền từ Trung Quốc sang các nước lân cận, người ta đã có nhầm lẫn khi vô tình biến bài viết thành “số 4”. Bên cạnh đó, vào thời xưa, khi Hán Tự được sử dụng ở Nhật, một số người Nhật đã quyết định cải biên và tạo ra Hán Tự cho riêng mình. Chính điều đó đã khiến Hán Tự 亖 bị chuyển hoàn toàn thành 四 trong Kanji của Nhật.
四 ban đầu có nghĩa là “hơi thở”
Nhưng điều gì đã khiến 亖 biến mất hoàn toàn trong hệ thống Hán Tự hiện tại?
Một số nguồn cho rằng, trong khi 一, 二 và 三 dễ nhớ, dễ nhận diện thì 亖 có vẻ không phù hợp. Nhiều người cho rằng 亖 khá khó viết, khó nhớ khi họ muốn viết từ 1 đến 10. Lấy ví dụ như cách viết số La Mã, người ta đã sử dụng Ⅰ, Ⅱ, và Ⅲ nhưng đến số 4 lại được chuyển thành Ⅳ thay vì IIII.
Quá trình phát triển của Hán Tự (TỨ) từ 亖 thành 四
[Nguồn: IT Media, Wiktionary, …]
- MUNAKATA Souta – Chàng trai “Định mệnh” - 16/03/2023
- Danh sách Manga có kế hoạch tái bản trong năm 2023 - 12/03/2023
- Khi nỗi buồn và niềm vui giao nhau nơi cánh cửa [Khóa Chặt Cửa Nào Suzume] - 11/03/2023