Home Chuyên Đề TBQ Những điều thú vị về [Câu Lạc Bộ Cổ Điển] – KÌ 2: Novel hay Light Novel?

Những điều thú vị về [Câu Lạc Bộ Cổ Điển] – KÌ 2: Novel hay Light Novel?

8 views

Như đã nói đến trong kì trước, lần này mình sẽ nói về vấn đề vốn gây tranh cãi từ lâu giữa hai “phe phái”, một phe cho rằng [Koten-bu] | [Câu Lạc Bộ Cổ Điển] là Light Novel với một phe có quan điểm ngược lại cho rằng tác phẩm này chỉ là Novel.


Đối với những người ủng hộ quan điểm [Koten-bu] không thuộc thể loại Light Novel vì không có đặc điểm thường được nhắc tới như hình ảnh minh họa hay như phe đối lập thì lại đưa ra luận điểm rằng tác phẩm không nhất thiết phải có hình minh họa mà do đối tượng chủ yếu được nhắm tới của tác phẩm. Vậy nên hôm nay để giúp mọi người có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề này, TBQ sẽ cung cấp những thông tin quanh vấn đề này cũng như về bìa của tác phẩm, một luận điểm hay được dùng để tranh luận về vấn đề trên. Vậy, hãy bắt đầu nào!

Là Novel hay Light Novel?

Đây là một câu hỏi vẫn gây nhiều thắc mắc xung quanh cộng đồng yêu thích bộ truyện này, tạm bỏ qua quy chuẩn thường được dùng để đánh giá một cuốn sách có phải thuộc Light Novel hay không thông qua việc phải có tranh minh họa tác phẩm, nội dung văn phong phải “nhẹ” (mặc dù thật sự mình cũng không rõ cái “nhẹ” ở đây ám chỉ điều gì).

Nên nếu xét tác phẩm dưới góc độ của nhà xuất bản, thì [Koten-bu] vốn là một tác phẩm hướng đến đối tượng độc giả trẻ được xuất bản lần đầu vào năm 2001 dưới Sneaker Mystery Club của Kadokawa Sneaker Bunko – một nhãn xuất bản chuyên các ấn phẩm Light Novel của Kadokawa Shoten, dưới nhãn này tác phẩm đã xuất bản được 2 tập đầu là Kem Đá và Thằng Khờ. Sau 2 tập đầu thì từ Tập 3 đến hiện tại tác phẩm đều được in bởi Kadokawa Shoten và tái bản từ tập 1 bởi Kadokawa Bunko như mình đã ghi ở phần Hành trình của tác phẩm như trong bài kì trước, hai nhãn này được xem là công ty mẹ của Kadokawa Sneaker Bunko, đều là các nhãn hiệu xuất bản tiểu thuyết thông thường với các đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và với việc đối tượng độc giả được tác phẩm ngắm tới có sự tương đồng với đối tượng độc giả Light Novel nên việc nhiều người nhầm [Koten-bu] thuộc Light Novel hay vì là một Novel thuần túy.

Admin của Nhã Nam, đơn vị nắm giữ bản quyền xuất bản tác phẩm này ở Việt Nam, cũng từng lên tiếng khẳng định [Câu Lạc Bộ Cổ Điểnlà Novel. Chưa kể việc luôn có một làn ranh mập mờ phân biệt giữa hai thể loại văn học Light Novel và Novel và việc tác động do chuyển thể Anime của tác phẩm nên việc có nhầm lẫn là điều không thể trách được.

 

Đã từng có đề xuất bìa xuất bản khác ở Việt Nam

Chắc hẳn nhiều bạn biết tới tác phẩm thông qua chuyển thể Anime của Kyoto Animation nhưng sau thành công quá lớn của Anime khiến một bộ phận người xem bị ấn tượng mạnh và đã vô tình mặc định về tạo hình của 4 bạn trẻ trong [Câu Lạc Bộ Cổ Điển]. Vì vậy, không ít độc giả sẽ thấy hơi bất ngờ khi thiết kế phần bìa không giống như thiết kế nhân vật trong Anime (trừ phiên bản giới hạn “ăn theo” khi Anime được trình chiếu), hay việc không có một ảnh minh họa nào trong tác phẩm. Thậm chí khi tập đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam đã có những ý kiến đối với Nhã Nam về việc bìa tác phẩm phải được thiết kế như trong Anime.

Nhã Nam từng khảo sát 2 bản mẫu bìa được minh họa theo phong cách Anime, nhưng do nhiều lí do mà một phần trong đó là không thể tìm được họa sĩ minh họa như yêu cầu nên dự tính đó đã bị hủy dù đạt được sự ủng hộ cao từ khảo sát.

Lời giải thích của Nhã Nam cho lí do không thể xuất bản bìa theo phong cách Anime

Truyền tải nội dung qua bìa bản Việt

Minh họa của Nhã Nam cũng thể hiện rõ phần nào nội dung của tập truyện đó được truyền tải tới độc giả. Như Tập 4 – “Khoảng Cách Giữa Hai Người” với minh họa bìa hình ảnh hai học sinh cùng đứng dưới cánh cổng Torii hay tập 2 – “Thằng Khờ” với hình ảnh người điều khiển con rối trong tay mình.

Khi đọc xong mỗi tập truyện, gấp cuốn sách lại và nhìn vào bìa, dường như từng câu chữ lướt qua trước mắt, về khung cảnh được phác họa qua tác phẩm nay lại hiện rõ thêm qua hình ảnh minh họa của bìa.

(C) Reindeer’s story

Các bản bìa tại Nhật

Về phía Nhật, đối với bìa của 2 tập đầu xuất bản dưới nhãn Kadokawa Sneaker Bunko được xuất bản lần đầu, ở hai tập này vẫn được minh họa theo phong cách khá giống phong cách minh họa tác phẩm của Nhã Nam.

 

Phần bìa trong và rời của Tập 1 – 氷菓 – HYOUKA (Kem đá) ấn bản đầu tiên do Kadokawa Sneaker Bunko xuất bản, có thể thấy phần bìa rời này đã vô tình cắt bớt 1 nhân vật. Cho đến nay, nhiều fan hâm mộ series này vẫn luôn thắc mắc lý do vì sao NXB lại bỏ bớt sự xuất hiện của nhân vật này. 

Bìa 2 tập đầu xuất bản dưới nhãn Kadokawa Sneaker Bunko.

Sau khi [Câu Lạc Bộ Cổ Điển] được Kadokawa Shoten xuất bản đã có sự thay đổi về bìa, ta có thể thấy phong cách bìa đã được thiết kế lại trông khá đơn giản, chỉ một bức tranh phong cảnh kết hợp cùng với tên truyện. Điều đó dường như cũng thể hiện một phần nào tính cách của nhân vật theo đuổi lối sống tiết kiệm năng lượng OREKI Hotaru “Việc gì không cầm làm thì không làm. Việc gì cần phải làm thì làm nhanh cho xong”.

Bìa hiện tại của tác phẩm được phát hành ở Nhật

Cũng từ lần tái bản này thì tất cả các tập xuất bản đã có tên tiếng Anh kèm theo được dựa trên một số tựa văn học trinh thám nổi tiếng trên thế giới và có ít nhiều liên quan đến nội dung của tập truyện đó. 


KẾT 

Kết thúc 2 kì vừa qua, bạn đã có thêm ít nhiều kiến thức về series này rồi nhỉ. Thế nhưng, KÌ 3 tới đây sẽ càng đặc biệt hơn khi chúng ta bàn về tựa lót tiếng Anh – thứ đã bị lược bỏ đi trong bản phát hành này của Nhã Nam. Đồng thời, những điều thú vị cũng sẽ được TBQ bàn đến trong kì cuối này, hãy cùng đón đọc KÌ 3! Cảm ơn mọi người vì đã ủng hộ series này nhé!

RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger