Home Chuyên Đề TBQ Mangaka Tác giả [GANTZ] nói “Manga thời nay khó đọc!”, nhiều cái tên được nhắc đến

Tác giả [GANTZ] nói “Manga thời nay khó đọc!”, nhiều cái tên được nhắc đến

Vào ngày 04/09 vừa qua, tác giả OKU Hiroya đã đăng một tweet gây tranh cãi trong cộng đồng m-a-l Nhật. 

[Ngày đăng: 10/09/2021]


Trên Twitter cá nhân của mình, tác giả [GANTZ] và [Inuyashiki] đã bày tỏ quan điểm của mình về manga thời nay và dù không ám chỉ rõ đích danh bộ truyện nào, nhưng netizen Nhật vẫn cho rằng tác giả đang nói đến [Thanh Gươm Diệt Quỷ]. 

Trong bài của mình, ông OKU Hiroya cho rằng “manga thời nay có phần khó đọc”!

Giải thích cho việc “manga khó đọc” đó, OKU-sensei chỉ ra rằng khi đọc những cảnh hành động trong truyện tranh ngày nay, ông không biết thật ra ở cảnh đó các nhân vật đang làm gì. Khung hình trước và khung hình sau của truyện thiếu sự kết nối, nhân vật có những dáng khó hiểu;…

OKU Hiroya chia sẻ thêm rằng ngày trước khi vẽ những cảnh hành động, biên tập viên đều lưu ý với tác giả rằng hãy nghĩ xem cảnh đó có đủ dễ hiểu với độc giả không. Khi xem bản name, họ sẽ thảo luận xem “điều gì đang diễn ra” trong những cảnh như thế; liệu cảnh đó có nhiều SFX quá không; có cần phải thêm giải thích hay nên để trang truyện trống trải;… Trong quá trình sáng tác, chỉ cần biên tập viên cảm thấy khung truyện đó sẽ gây khó hiểu thì nó sẽ không được xuất bản, tác giả – họa sĩ sẽ phải vẽ lại.

Cảnh hành động phải được biên tập viên duyệt

Trong quá khứ, cả biên tập viên lẫn tác giả đều phải coi trọng tính dễ đọc, nhưng ngày nay dường không như thế! Đôi khi biên tập viên không thể lên tiếng khi bộ truyện trở nên nổi tiếng.

OKU-sensei cũng bày tỏ thêm về vấn đề ngành manga đang gặp phải đó là phụ thuộc quá nhiều vào anime và kiếm danh tiếng từ đó, thay vì dựa vào sức hút thực tế của manga. Có những chuyển động (ám chỉ cảnh chiến đấu, tung tuyệt chiêu của nhân vật) mà độc giả chỉ có thể hiểu được khi họ xem anime.

Cảnh hành động thế nào mới dễ đọc?

Trong một bài viết thảo luận về vấn đề “manga thời nay khó đọc” của OKU Hiroya tại GC.net, nhiều fan đã chỉ ra những manga với họ là dễ đọc – dễ hiểu.

Đầu tiên, chính là tác phẩm [Dragon Ball] của tác giả TORIYAMA Akira. Với các tác phẩm của sensei, fan đều nhận xét rằng họ cảm thấy cuộc chiến được miêu tả dễ hiểu mà không cần nhiều lời thoại giải thích. Phong cách nghệ thuật của TORIYAMA-sensei là thứ nhìn vào cảm giác như rất dễ vẽ, nhưng để đạt được đẳng cấp như thế thì không phải chuyện đùa.

Người tiếp theo được gọi tên trong danh sách manga vẽ truyện tranh dễ đọc đó là [Narutocủa KISHIMOTO Masashi. Trong [Naruto], bên cạnh những chuyển động đánh đấm, tác giả còn thể hiện những cảnh kết ấn chú tay xuất sắc.

[Ranma 1/2] cũng được khen là dễ đọc với nét vẽ mỏng, diễn tả các hành động một cách vừa phải cùng khung truyện rõ ràng. Tác giả TAKAHASHI Rumiko cũng được khen rằng vẽ background tốt, hiếm khi khiến độc giả cảm thấy khó chịu khi đọc truyện. Dù có nhiều khung truyện trong một trang, nhưng nhờ vào cách vẽ dễ hiểu đó mà người đọc không bị nhàm chán hay cảm thấy rối rắm.

Còn đâu là những manga bị nói khó đọc? 

Đầu tiên chính là [Thanh Gươm Diệt Quỷ] một bộ manga đại diện cho thế hệ họa sĩ mới của Nhật hay có thể xem là “manga thời nay”. Nhiều người cho rằng các cảnh hành động của bộ truyện không đủ thuyết phục và đúng như OKU Hiroya nói, họ chỉ có thể hiểu được chiêu thức của nhân vật ra sao khi xem anime.

Một chiêu thức mà nếu chỉ nhìn hình, fan sẽ không biết nó ra sao

Thêm một bộ truyện bị réo tên là “khó đọc” nữa chính là [One Piece] bởi trong một vài cảnh chiến đấu, các nhân vật dường như chỉ đứng-bất-động hoặc có các dáng hành động khó hiểu. Chưa kể mức độ dày đặc của thoại, SFX cùng các chi tiết ở nền cũng khiến nhiều người cảm thấy khó đọc tác phẩm này.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình

Bên cạnh những ý kiến cho rằng OKU Hiroya nói đúng, nhiều người tỏ ra không thích việc tác giả [GANTZ] nói như vậy về những bộ manga thời nay. Độc giả cho rằng ở mỗi thời đại các tác giả truyện tranh sẽ có sự thay đổi, vì vậy đừng áp đặt họ theo một chuẩn nào đó.

Họ cũng khuyên OKU-sensei nên ít sử dụng mạng xã hội để chỉ trích người khác bởi trước đây tác giả đã từng có bài viết nhận xét về [Gintama] bản live-action có phần thiếu chặt chẽ trong khi bản thân chưa xem tác phẩm gốc. Cũng như nói rằng người ta ra rạp xem live-action của [FMA] chỉ vì bộ phim có mỹ nam.

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger
error: Chú ý: Vui lòng không sao chép!!