Home Chuyên Đề TBQ Fact - Có thể bạn chưa biết Thế Giới Manga – Tác giả nữ được yêu cầu đổi tên nam khi sáng tác shounen

Thế Giới Manga – Tác giả nữ được yêu cầu đổi tên nam khi sáng tác shounen

Một bài chia sẻ của tác giả nữ ASAMI Yuuko trên Twitter đã khiến không ít người yêu thích truyện tranh ngạc nhiên về tầm ảnh hưởng của độc giả lên tác giả Nhật. 


ASAMI Yuuko là một tác giả nữ thuộc thế hệ truyện tranh những năm 90s, bà từng có tác phẩm dài kì [Wild Half] được đăng trên tạp chí Shuukan Shounen Jump vào năm 1996 và một vài tác phẩm khác. Hiện tại sensei đã ngừng cộng tác với Shueisha và hiện đang vẽ truyện cho Mitsurinsha. 

Chia sẻ từ tác giả ASAMI Yuuko 

Thời gian gần đây, tác giả đã chia sẻ về trải nghiệm của mình khi mới tham gia ngành công nghiệp manga. Thời điểm chuẩn bị ra mắt, sensei đã được yêu cầu sử dụng pen-name (nghệ danh), đổi từ tên nữ sang một cái tên dành cho nam.

ASAMI-sensei cho biết bà từng thấy rất bất bình vì thời điểm đó, TAKAHASHI Rumiko đã là một mangaka nữ vẽ truyện shounen nổi tiếng nhưng NXB lại tồn tại sự kì thị đối với mangaka nữ sáng tác dòng truyện này.

(C) ASAMI Yuuko 

Thế nhưng, khi tác phẩm được đăng dài kì trên tạp chí, sự thật của việc phía NXB yêu cầu tác giả nữ đổi tên dần được tiết lộ. . . Đối với những tác giả nữ vẽ truyện tranh để tên thật của mình (các tên dành cho nữ), họ thường sẽ nhận được thư từ độc giả yêu cầu. . . NGỪNG VẼ!

Độc giả “sợ” shounen do nữ giới vẽ

Độc giả (đặc biệt là nam giới) cho rằng shounen do mangaka nữ vẽ thường sẽ ẻo lả. Nhưng chỉ cần người sáng tác để tên nam thì độc giả lại cho rằng “phong cách tác giả này là vậy ha…”, “không cần phải thay đổi gì đâu” và hoàn toàn chấp nhận bộ truyện.

Đối với một tạp chí dành riêng cho nam giới như Shounen Jump, độc giả thường rất “dị ứng” với truyện mang hơi hướm BL mà thường những tác phẩm như thế là do tác giả nữ sáng tác. Cũng giống như việc các độc giả nữ không thích tác giả nam vẽ shoujo vì nó thiếu chất mơ mộng và nặng yếu tố tình dục kiểu nam giới (như nhân vật lộ quần trong, các cảnh mang tính ecchi thay vì smut!).

TAKAHASHI Rumiko – Trường hợp đặc biệt của thế giới manga ngày ấy

TAKAHASHI Rumiko, người phụ nữ quyền lực trong thế giới shounen

Đối với trường hợp của TAKAHASHI Rumiko, các độc giả nam yêu thích tác phẩm của sensei vì đậm chất nam tính, các tình huống và cách khai thác tình cảm đều dành cho nam giới.

Dù hiện nay việc tác giả shounen là nữ đã trở nên phổ biến hơn bởi nhiều tác phẩm xuất sắc như [Fullmetal Alchemist], [D.Gray Man],… đều do tác giả nữ sáng tác; thế nhưng TAKAHASHI Rumiko vẫn là mangaka nữ được nam giới ở Nhật yêu thích nhất.

Độc giả nam cũng cho biết họ không “ngửi” thấy mùi BL trá hình khi đọc truyện của TAKAHASHI-sensei và họ thích những câu chuyện shounen do bà sáng tác.

Tác giả nữ vẫn sử dụng tên nam 

Tương tự với nhà Shueisha, một số tác giả nữ sáng tác cho Kodansha cũng phải thay tên tùy vào đối tượng độc giả mình nhắm đến. Một vài tác giả nữ đã phải đổi tên khi ra mắt truyện:

  • HEIUCHI Natsuko (塀内夏子) => HEIUCHI Masato (塀内真人) – Sensei sáng tác truyện tranh thể thao.
  • Tác giả [Ichigo 100%] phải dùng 2 tên khi sáng tác KAWASHITA Mizuki (河下 水希) khi vẽ truyện cho nam giới và MOMOKURI Mikan (桃栗みかん) khi vẽ truyện cho nữ giới.

Tác giả KAWASHITA Mizuki phải đổi bút danh để sáng tác truyện cho thiếu nữ

Liệu có bất công khi các tác giả nữ bị yêu cầu đổi tên khi sáng tác shounen?

Tác giả ASAMI Yuuko cho biết sau nhiều lần “trải nghiệm” qua thư của fan gửi mình, bà đã hiểu lý do vì sao ngày ấy, người phụ trách yêu cầu mình đổi tên và hoàn toàn thông cảm cho phía NXB.

Bên cạnh đó, các BTV thường lo ngại việc các tác giả shounen sẽ bị quấy rối vì giới tính của mình. Do đó, để tránh giới tính bị tiết lộ, việc thay tên vẫn được diễn ra dưới sự đồng ý của tác giả. Nhiều tác giả nữ cũng “né” việc công bố tiết lộ giới tính bằng cách sử dụng hình tự họa là các con thú hoặc những nhân vật trung tính,… Nhiều fan [FMA] cho biết họ nhận ra tác giả ARAKAWA Hiromu là phụ nữ khi bà công bố đã “chuyển hóa thành công” một đứa bé và đã lên chức làm mẹ.


KẾT

Thoạt đầu khi đọc tiêu đề bài viết này, hẳn bạn cũng như tôi sẽ cảm thấy thật bất công cho các mangaka nữ và nghi ngại việc họ bị xem thường khi sáng tác shounen. Thế nhưng, ở một xã hội như Nhật Bản, việc bảo vệ danh tính cá nhân là cần thiết để các sensei có thể tập trung vào công việc sáng tác và cuộc sống riêng của mình.

Nếu lần sau, bạn thấy một cái tên nam tính – sáng tác shounen nhưng khi đọc truyện lại cảm thấy “ấm áp lạ” thì khả năng cao đó là một bộ truyện được viết bởi các nữ tác giả đấy!

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger
error: Chú ý: Vui lòng không sao chép!!