Home Chuyên Đề TBQ Khác Chuyện Bên Lề Tình bạn của hai người cha đẻ [Doraemon] – Hơn 50 năm gắn bó!

Tình bạn của hai người cha đẻ [Doraemon] – Hơn 50 năm gắn bó!

0 views

Hai tác giả – một nét vẽ, đồng hành gần cả cuộc đời, họ đã cùng nhau tạo nên không ít tác phẩm vĩ đại cho ngành truyện tranh Nhật.


Nhắc đến cái tên FUJIKO Fujio, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều nhớ ngay đến bộ truyện [Doraemon]. Thế nhưng có mấy người biết, ngoài ông FUJIKO F Fujio, Doraemon còn có thêm một người cha khác, chính là ông FUJIKO Fujio (A) – tên thật là ABIKO Motoo (安孫子素雄).

Trước sự ra đi của FUJIKO Fujio (A), hãy cùng nhìn lại những năm tháng đã qua của hai cố tác giả, những người luôn tiếp lửa cho lứa họa sĩ truyện tranh trẻ noi theo.


1944: LẦN ĐẦU GẶP GỠ

Theo chia sẻ của tác giả FUJIKO Fujio (A), ông đã gặp ông FUJIKO F. Fujio khi cả hai chỉ là những cậu nhóc tiểu học. Lúc đó, chính FUJIKO F. Fujio là người đã bắt chuyện. Đến tác giả Fujio (A) cũng không ngờ rằng người bạn khen ông vẽ đẹp khi đó rồi sẽ trở thành bạn đồng hành với ông suốt 50 năm.

Trước cả khi truyện tranh trở nên nổi tiếng, họ đã yêu vẽ. Và đến khi đọc được tác phẩm của cố tác giả TEZUKA Osamu là [Shin Takarazima], cả hai mới nhận ra truyện tranh chính là con đường mà họ muốn đi.

Với niềm kính trọng TEZUKA-sensei, họ đã vẽ chân dung của ông và gửi kèm bức thư tay. Chỉ 2 tuần sau, hai cố tác giả đã nhận được một bức thư phản hồi từ TEZUKA-sensei. Kể từ đó, hai bên trao đổi thư từ qua lại và cả những đoạn bản thảo do chính mình vẽ.

Bức ảnh chụp cả hai trong những năm mới bắt đầu sáng tác


1951: Truyện 4-koma đầu tiên được xuất bản

Trong năm 1951-1952, hai tác giả đang trong thời gian thi tốt nghiệp nhưng vẫn dành thời gian cho việc sáng tác.

Cuối cùng, một tác phẩm 4-koma là 天使の玉ちゃん | [Tenshi no Tama-chan] đã được đăng trên tạp chí và kéo dài hơn một năm với 16 chương truyện. Đây chính là tác phẩm đầu tiên của cả hai được ra mắt trên tạp chí.


THÁNG 3/1952: Lần đầu gặp “God of Manga” TEZUKA Osamu

Sau khi tốt nghiệp trung học và hoàn thành one-shot [Tiến Sĩ Bagh Và Vàng], hai người đã quyết định đến thăm ông TEZUKA. Được chứng kiến cha đẻ manga sáng tác và chiêm ngưỡng bản thảo của ông, Fujio (A) và F. Fujio đã không dám đưa cho ông TEZUKA xem tác phẩm chỉ vỏn vẹn 8 trang của mình.

Sau chuyến thăm đó, cả hai cũng rẽ sang những hướng khác nhau.

Ông Fujio (A) đến làm việc cho tờ báo Toyama, trong khi ông F. Fujio tiếp tục tập trung cho sự nghiệp sáng tác. Thời điểm đó, vai trò của hai người trong các tác phẩm thường là ông F. Fujio sáng tác và ông Fujio (A) phụ vẽ khi có thời gian.


1953: Tác phẩm debut chính thức 

[Utopia: Saigo no Sekai Taisen] ra mắt, đánh dấu con đường trở thành mangaka của bộ đôi họa sĩ. Hai họa sĩ quyết định chọn bút danh “ASHIZUKA Fujio” – dựa theo tên của ông TEZUKA. 

Nếu từng xem qua tác phẩm này, bạn sẽ cảm thấy tầm mức độ ảnh hưởng của TEZUKA-sensei lên từng khung truyện. 


1954: Cùng rời quê lên Tokyo – Lấy bút danh FUJIKO Fujio

Hạ quyết tâm trở thành mangaka chuyên nghiệp, ông Fujio (A) từ bỏ công việc ở quê nhà và cùng ông F. Fujio lên Tokyo. Cũng từ đây, họ gặp thêm nhiều người cùng chí hướng và tập hợp lại ở Tokiwa-so.

  • TERADA Hiroo
  • FUJIO Akatsuka
  • SHOTARO Ishimori
  • SHINICHI Suzuki (Hình tượng ông Koike ăn ramen trong truyện của bộ đôi được lấy từ sensei này!)
  • MORIYA Naoyasu
  • TSUNODA Jiro

(C) Hình do Dorafans sưu tầm

Cũng từ thời điểm này, cả hai đã sử dụng bút danh FUJIKO Fujio cho những tác phẩm của mình.


1955: Bị NXB tìm người thay thế

Cả hai nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong giới họa sĩ trẻ. Thời điểm đó, họ có đến 6 tác phẩm đăng hàng tháng, một khối lượng công việc khổng lồ và khó có thể hoàn thành. Chính vì không nộp bản thảo đúng hạn, nhiều NXB đã quyết định tìm họa sĩ khác thay thế.

Bởi sai lầm đó mà cả F. Fujio và Fujio (A) phải trả giá gần một năm không nhận được việc. Mãi đến vài năm sau đó, họ mới có thể tiếp tục công việc sáng tác.


1964: Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên ra mắt

Tác phẩm đã giúp F. Fujio và Fujio (A) lấy lại sự nghiệp chính là [Obake no Q-Tarou].

Cũng chính trong lúc này, Fujio (A) đã sáng tác [Ninja Hattori-kun] – bộ truyện độc lập của ông và gây tiếng vang. 


1969: Kỉ niệm 10 năm của Tạp chí Shonen Magajin 

Để kỉ niệm cho 10 năm hoạt động của mình, bìa của Tạp chí Shonen Magajin đã quy tụ dàn tác giả nổi tiếng thời đó. Bộ đôi FUJIKO Fujio đã được đứng chung khung hình với ông TEZUKA Osamu.


1970: Chú mèo máy [Doraemon] ra đời!! 

Tác phẩm để đời của F. Fujio đã chính thức được trẻ em Nhật Bản biết đến.

[Doraemon] được tạo ra bởi hai người

Trong khi F. Fujio khai thác một bộ truyện dành cho trẻ em thì Fujio (A) lại quyết định di theo hướng Seinen – Horror. Dù vậy họ vẫn tiếp tục hợp tác với nhau thêm 18 năm nữa, trước khi cả hai ngừng sử dụng chung một bút danh khi sáng tác.


1987 – 1988: F. Fujio và Fujio (A) bước trên con đường sáng tác riêng

Chỉ 1 năm sau khi ra mắt, bộ đôi tác giả đã tính cho dừng [Doraemon] vào Tháng 3/1971 trên tạp chí với chương truyện “Tạm biệt Doraemon!”. Nhưng thật không ngờ rằng một lượng lớn độc giả đã viết thư cho NXB phản đối việc đó.

Khi đó, không chỉ nhưng cô cậu bé tiểu học mà đến cả sinh viên đại học hay những bậc phụ huynh cũng gửi thư yêu cầu bộ đôi tiếp tục sáng tác truyện.

Thế nhưng cũng từ đó, hai người bắt đầu chuyển hướng sáng tác!

F. Fujio tiếp tục với việc sáng tác [Doraemon] một cách độc lập và bản quyền tác phẩm được trao cho ông, trong khi Fujio (A) tiếp tục mang đến cho độc giả những tác phẩm “nặng đô” về mặt nội dung lẫn hình ảnh.

Một bức ảnh chụp vào năm Tháng 1/1988 khi cả hai quyết định tách riêng để phát triển sự nghiệp
(C) Hình do @doublerawshiro chia sẻ 


23/09/1996: Tác giả FUJIKO F. Fujio qua đời

Khi nghe tin F. Fujio qua đời, ông Fujio (A) đã miêu tả đó là thứ cảm giác khiến tâm trí ông hoàn toàn trống rỗng.

Khoảnh khắc ông Fujio (A) đến viếng bạn mình

Tối đó ông đã đến nhà ông F. Fujio để canh linh cửu, trong khi đang rảo bước dưới trời đêm, ông đã nhìn lên bầu trời và thầm nghĩ “Hẳn là người bạn của ông đã đi qua cánh cửa thần kỳ để tận hưởng một cuộc sống tươi đẹp như chính thế giới ông ấy đã vẽ ra.” 


12/01/1997: Tác phẩm tưởng nhớ ông F. Fujio được ra mắt

Sau khi ông F. Fujio qua đời, ông Fujio (A) đã vẽ một tác phẩm để tưởng nhớ sự ra đi của người bạn – người anh em – người đồng nghiệp đã bên cạnh mình gần cả đời người.

Ông F. Fujio đi trước ở độ tuổi 60, bỏ lại người bạn Fujio (A) với bao hoài niệm

Những năm sau đó, ông Fujio (A) vẫn cho ra mắt nhiều tác phẩm, đặc biệt là truyện truyền cảm hứng cho các họa sĩ trẻ trên con đường trở thành mangaka.

Các tác phẩm nổi tiếng của ông sau đó có thể kể đến [Ai… Shirisomeshi Kei ni…] và [Manga Michi] đã nhận giải thưởng TEZUKA Osamu vào năm 2014.


07/04/2022: Tác giả FUJIKO Fujio (A) qua đời

Vào sáng Thứ Năm (07/04/2022), đài NHK đã thông báo khắp cả nước về sự ra đi của Tác giả Fujio (A). Ông mất tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger
error: Chú ý: Vui lòng không sao chép!!