Home Chuyên Đề TBQ 【Sho-Comi Interviews (6)】Tác giả Shinohara Chie – “Vừa ra trường, bước ngay vào con đường sáng tác Manga” (Phần 1/3)

【Sho-Comi Interviews (6)】Tác giả Shinohara Chie – “Vừa ra trường, bước ngay vào con đường sáng tác Manga” (Phần 1/3)

Gắn bó gần 20 năm với tạp chí Sho-Comi, tác giả SHINOHARA Chie đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên. Nhớ lại ngày đầu của mình, sensei rất hài lòng vì mình đã chuyển qua dòng kinh dị – ly kỳ thay vì tình cảm hài.

510 views
Chuyên mục Comic của Natalie thực hiện loạt bài phỏng vấn 10 tác giả nổi bật của Sho-Comi nhân dịp tạp chí này kỷ niệm 50 năm phát hành. Trong bài phỏng vấn số 6 này, sẽ đề cập đến các tác phẩm đã được đăng tải trên Sho-Comi như [Yami no Purple Eye] (đã được mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam với tên: [Mắt tím trong đêm]), [Umi no Yami, Tsuki no Kage] (đã được phát hành tại Việt Nam với tên: [Ánh trăng bí ẩn]), [Sora ha Akaikawa no Hotori] (đã được mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam với tên: [Dòng sông huyền bí])… của Shinohara Chie-sensei, mangaka đã tạo cảm hứng và sức ảnh hưởng không nhỏ đến các tác giả đang hoạt động trên Sho-Comi.

Bài phỏng vấn lần này, ngoài việc bật mí các câu chuyện trong quá trình sáng tác truyện nhiều kỳ, chúng ta sẽ còn được biết thêm về câu chuyện mới trong [SoraKawa] sẽ được đăng nhân dịp kỷ niệm 50 năm, nhạc kịch [SoraKawa] của nhà hát ca vũ kịch Takarazuka, tựa truyện [Yume no Shizuku, Kin no Torikago] (tạm dịch: [Giọt giấc mơ, chiếc lồng hoàng kim]) đang đăng trên tạp chí chị em Puchi Comic (Shogakukan)… đây sẽ là bài phỏng vấn dài hơi với hơn một vạn chữ (tiếng Nhật) dành tặng độc giả.

Phóng viên: Miki Minami

Vừa ra trường, bước ngay vào con đường sáng tác Manga.


—-Sắp tới là kỷ niệm 50 năm Sho-Comi (Shogakukan). Trong đó, Shinohara-sensei đã gắn bó với tạp chí gần 20 năm kể từ năm 1983 cho tới lúc hoàn thành tác phẩm [SoraKawa] phải không ạ.
Tôi cũng rất là bất ngờ! Thời gian cứ chớp mắt mà trôi đi.
—-Ban biên tập Sho-Comi vào những năm 1980 như thế nào ạ?
Thời đó, ban biên tập toàn các ông chú thôi. Tôi may mắn chọn vẽ bộ truyện [Yami no Purple Eye] còn đỡ, chứ các đồng nghiệp mangaka khác vẽ các câu chuyện tình yêu sướt mướt đã kể cho tôi nghe là “phải giải thích chuyện tình cảm sướt mướt cho các chú thật là khổ” (cười). Nhưng mà ai cũng tốt bụng hết cho nên lúc đó quan hệ với các biên tập viên vẫn rất tốt.

—-Shinohara-sensei bắt đầu làm việc ngay sau khi ra trường và gửi tác phẩm của mình đến Shogakukan để tiếp tục giấc mơ trở thành Mangaka của mình phải không ạ? Sho-Comi là tạp chí yêu thích của sensei ạ?
Thời đi học, tôi dự định nộp tác phẩm cho NXB khác xem, thế rồi khéo làm sao nơi tôi được hẹn gặp lần đầu tiên lại chính là Shogakukan (cười). Nhưng mà tôi thích các tác phẩm người chị lớn trong làng manga, Hagio Moto-sensei đăng trên tạp chí Sho-Comi thời bấy giờ. Tôi cũng thường được hỏi là có bị “ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Hagio-sensei không?” lắm, nhưng mà thật sự là không có ảnh hưởng tí nào đâu ạ. Vì vốn dĩ thể loại manga cũng đã khác nhau rồi. Ví dụ khi khi tôi nghĩ là mình muốn vẽ manga lấy chủ đề về London đi, tôi sẽ lấy tác phẩm mà Hagio-sensei đã vẽ bối cảnh rất tuyệt vời ra xem lại, tôi nhận ra bối cảnh London đã được tái hiện rất đúng chất và nổi bật. Tôi thì nếu không chia bố cục rõ ràng thì sẽ không thể hiện lên tranh được. Tôi không thể nào bắt chước được theo cảm tính như vậy. Tôi thật sự rất ngưỡng mộ chị ấy.

—-Có rất nhiều tác phẩm của Hagio-sensei được đăng trên Sho-Comi, không biết sensei có đặc biệt ấn tượng với tác phẩm nào không?
Lần đầu tiên tôi đọc [TO-MA no shinzou] (tạm dịch: [Trái tim của Thomas]) trên tạp chí Sho-Comi, tôi đã thét lên “Á!”. Nhưng số trang trên tạp chí thì ít quá. Vì là Sho-Comi thời đó nên các truyện đăng liên tục trên đó chỉ có 16 trang mỗi chương mà thôi. Mặc dù số trang có nhiêu đó thôi nó cũng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi.
—-Vốn dĩ truyện của Hagio-sensei thì dù có ngắn cũng có thể lay động lòng người phải không ạ (cười). Tác phẩm [Hanshin] (tạm dịch: [Bán thần]) cũng ngắn 16 trang thôi.
[Hanshin] thì thần thánh quá rồi! Ngoài ra còn có [Mitsukuni no Musume] (tạm dịch: [Con gái của Mitsukuni]) trong tuyển tập [10gatsu no Shojotachi] (tạm dịch: [Các cô gái tháng 10]) chỉ có 16 trang thôi mà cũng được chuyển thể hẳn thành series phim truyền hình dài tập của kênh NHK đấy.

[Yami no Purple Eye] muốn làm cho độc giả cảm thấy hồi hộp rụng rời.


—-Giờ thì tôi đã biết sensei thích tác phẩm của Hagio-sensei tới mức nào. Tiếp theo, tôi xin được phép đặt các câu hỏi xoay quanh các tác phẩm của Shinohara-sensei đã được đăng trên Sho-Comi ạ. Đầu tiên, phải nhắc đến đó là [Yami no Purple Eye] (về sau xin phép được viết tắc là [YamiPa]. Được bắt đầu sáng táng năm 1984, đây là tác phẩm nhiều kỳ đầu tiên ra của sensei. Ở cái thời mà Sho-Comi đang thịnh dòng sách tình yêu hài hước, sensei lại cho ra mắt tác phẩm [YamiPa] với thể loại ly kỳ hội hộp khác biệt như vậy, sensei có thể cho mọi người biết tác phẩm đã ra đời như thế nào không ạ?

Thời đó đúng là thể loại tình cảm hài hước rất được yêu thích cho nên trước khi ra mắt chính thức tôi cũng vẽ khoảng 3 tập truyện tình cảm hài hước và đưa cho bên phụ trách xem dùm, nhưng khi người phụ trách khi đó đọc đến tập thứ 3 thì đã nói với tôi là “Thôi, cô vẽ cái gì khác ngoài tình cảm hài hước cũng được” (cười). Chắc là tôi vẽ tình cảm hài hước không ổn rồi.
—-Năm 1981, sensei đã ra mắt tác phẩm đầu tiên trên KORONET (Shogakukan) rồi nhưng trong 3 năm sau đó, cho tới lúc bắt đầu sáng tác [YamiPa], sensei đã lấy tinh tần bằng cách vẽ các tựa truyện ly kỳ và kinh dị như [Houmonsha ha mayonaka ni…] (tạm dịch: [Người đến thăm lúc nửa đêm…]), [Nanika ga Yami de Miteiru] (tạm dịch: [Tôi thấy gì đó trong đêm đen]) phải không ạ.
Khi biết là “mình không hợp vẽ các tác phẩm tình cảm hài hước”, tôi không biết mình nên vẽ gì… tôi đã nghĩ nếu vẽ cái gì đó thì “phải chăng nên vẽ cái có thể đăng lên tạp chí như là công việc kiếm sống”. Khi được người phụ trách gợi ý “thể loại ly kỳ và kinh dị thì sao?”, và tôi khi đó đã vẽ được thể loại này một cách dễ dàng. Cứ như thế mà tôi đã bắt đầu vẽ theo dòng sách ly kỳ. Và đó chính là [Yami no Purple Eye].
—-Đây là câu chuyện kể về những bi kịch của nữ sinh trung học Rinko, người có khả năng biến hình thành con báo ạ.
Tôi đã bắt đầu vẽ câu chuyện hồi hộp ly kỳ như vậy. Lúc đó tôi còn là người mới nên cách vẽ cũng không được tốt lắm nhưng tôi đã nghĩ là nếu để cho nhân vật chính của câu chuyện bị dồn ép thì sẽ dễ dàng thu hút độc giả hơn. Và, để cho nhân vật chính là người có khả năng biết hình thì dễ dàng triển khai theo hướng tôi mong muốn.
—-Đúng là việc Rinko không phải là người mà là người biến hình đã dẫn đến các nguy khốn hết lần này đến lần khác. Khi phát hiện ra các đột biến của bản thân như các vết bầm kì lạ trên cánh tay trái, mắt phát ra ánh sáng tím, cô phát hiện ra mình có khả năng biến hình thành báo, giết hết bọn xấu một cách ngoài ý muốn, rồi còn bị lão giáo sư điên cuồng muốn bắt làm vật thí nghiệm nữa, cuộc sống của Rinko quả đúng là đã bước vào chế độ khó khăn của một trò chơi điện tử vậy.
Đúng vậy, khổ lắm (cười). Bây giờ khi đã tích cóp được một ít kinh nghiệm thì nghĩ lại tôi thấy có thể vẽ bằng cách khác tốt hơn. Ví dụ như là việc biến hình cũng có mặt tốt và mặt xấu, như vậy thì tôi có thể triển khai câu chuyện theo hướng nào cũng được. Nhưng mà lúc đó, tôi lại tiếp cận theo hướng xấu, là cho nhân vật trở thành người biến hình như là gặp tai họa, cố gắng làm sao để thoát khỏi tình cảnh khó xử đó mà thôi, tôi nghĩ làm như vậy thì sẽ dễ tạo sự hứng thú theo dõi của độc giả không chừng.

—-[YamiPa] kết thúc thì được chuyển thể thành OVA, năm 1996 nó cũng được chuyển thể thành Live Action do Hinagata Akiko vào vai chính, rất được yêu thích. Lúc truyện đang được sáng tác, nó đã tạo được tiếng vang gì không ạ?
Vì lúc đó tôi vẫn còn là người mới cho nên dù là tôi không có nhìn được phản ứng xung quanh một cách khách quan nhưng mà lúc đó tôi đã bắt đầu nhận được thư của người hâm mộ. Với lại, lúc bắt đầu, bộ truyện được dự tính chỉ đăng 6 kì thôi cho nên khi nghe biên tập viên mỗi lần bảo: “vẽ thêm chút nữa cũng được” rồi kéo dài tận 12 tập, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc và biết ơn mọi người rất nhiều.
—-6 chương có nghĩa là vừa tới đoạn Maiko, em gái của Rinko bị giết ạ…
Đúng rồi, đúng ngay đoạn đó. Khi ra 6 chương là vừa đủ tập 1 đấy. Lúc Maiko chết và Rinko nhận thức rõ ràng về việc mình là người có thể biến hình thành báo… Bộ truyện vốn được dự định kết thúc ở đây, ngay tại cao trào này.

—-Nếu nhìn tổng quan [YamiPa], khi mọi thứ đều còn ở giai đoạn mở đầu thì không thể nào nghĩ được truyện sẽ kết thúc ở tập 1 ha sensei.
Ừ (cười). Tôi còn không biết phải cho truyện kết thúc như thế nào nữa. Tôi đã định cho Rinko kết đôi với Sonehara
—-Người có thể biến hình thành báo đen, Odagiri Mitsugu là nhân vận được nghĩ ra sau này phải không ạ?
Đúng vậy. Như tôi đã nói khi nãy, tôi muốn là cho khán giả cảm thấy nôn nao hồi hộp nên trước khi đăng nhiều kỳ, tôi là người không rõ ràng nhất, và người hồi hộp và nôn nao nhất khi đó chắc có lẽ là chính tác giả tôi đây (cười).

—-Ha ha ha (cười). Nhưng mà sensei lại không cho Rinko có con với Shin-chan, người yêu luôn ở bên cạnh giúp đỡ cô ấy mà lại có con với Odagiri. Cuối cùng Shin-chan lại nuôi Mai, con gái của Rinko và yêu thương cô bé như con của mình… Mối quan hệ con người phức tạp như vậy, phải chăng là trào lưu truyện kịch tích và hồi hộp kiểu ComiMusume (Trào lưu truyện cha – con gái nuôi) thời bấy giờ không ạ.
Chắc có lẽ là vậy. Nhưng mà bây giờ thì không thể nào vẽ ra câu chuyện kinh thiên như vậy được nữa rồi. Thời điểm tôi vẽ [YamiPa], tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều nhưng mà giờ nhìn lại, tôi chỉ còn nhớ được suy nghĩ “mong sao độc giả say sưa từng trang truyện” mà thôi. Bằng cách ra sức cấu tứ câu chuyện và các trang vẽ, tôi chỉ có một suy nghĩ là làm sao để độc giả có thể thưởng thức từng trang truyện một. Và cảm giác đó tôi vẫn còn giữ mãi tới bây giờ.

(Hết phần 1 – Còn tiếp)

[poll id=”14″]
ViXiM
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger