Home Chuyên Đề TBQ 【NGẪM】[Dòng Sông Huyền Bí] khi “chất thơ” trong tên truyện bị lãng quên

【NGẪM】[Dòng Sông Huyền Bí] khi “chất thơ” trong tên truyện bị lãng quên

1,174 views

[Dòng Sông Huyền Bí] vốn có một cái tên rất thơ trong bản Nhật, nhưng lại không được nhắc đến khi chuyển thành tựa Việt.


Như các bạn đã biết, Tháng 10 (tức là tháng sau, sắp đến rồi), NXB Trẻ sẽ phát hành 天は赤い河のほとり (Sora wa Akai Kawa no Hotori) | [Dòng Sông Huyền Bí] phiên bản có bản quyền đầu tiên ở Việt Nam. Chỉ còn một tuần nữa là sang tháng mới, có thể sẽ chẳng thay đổi được gì nhưng tôi vẫn muốn viết ra những câu này giống như để tìm những đồng minh trong vô vọng. Không phải để phản đối hay tẩy chay, chỉ đơn giản là tìm sự đồng cảm.

【DÒNG SÔNG HUYÊN BÍ】khi "chất thơ" trong tên truyện bị lãng quên (1)(C) SHINOHARA Chie

Nhắc đến (Sora wa Akai Kawa no Hotori) những người biết đến nó ở Việt Nam đều sẽ gọi là [Dòng Sông Huyền Bí]. Đây là bộ truyện hiếm hoi mà chính các “mọt truyện” khó tính nhất cũng ít khi gọi nó bằng tên gốc. Bởi nó quá dài và cái ấn tượng về bộ truyện thuở còn phát hành lậu quá lớn khiến cái tên Việt kia bị “chạm khắc” trong đầu mỗi khi nhắc đến.

【DÒNG SÔNG HUYÊN BÍ】khi "chất thơ" trong tên truyện bị lãng quên (2)

(Sora wa Akai Kawa no Hotori) đã bị in ấn không bản quyền với tên gọi [Dòng Sông Huyền Bí] hơn 20 năm tại Việt Nam

Khỏi phải nói nhiều cũng biết cột mốc [Dòng Sông Huyền Bí] được phát hành có bản quyền ở Việt Nam quan trọng thế nào với fan của bộ truyện, fan của SHINOHARA Chie. Vậy, chúng ta có nên dành cho nó những gì đúng đắn nhất trước khi đòi hỏi những thứ tốt nhất không?

Tất nhiên là có. Ngoài một bản dịch đúng, một câu chuyện đầy đủ không cắt xén thì tất nhiên tựa đề cũng rất quan trọng. Tên gốc của truyện là 天は赤い河のほとり tạm dịch là “Khoảng trời bên bờ sông Đỏ”. Tên tiếng Anh của bộ truyện khi phát hành ở nước ngoài là [Red River] (Sông Đỏ) và một tên tiếng Anh khác là [Anatolia Story] (Chuyện Ở Anatolia). Trong khi đó ở một số quốc gia khác, tên bộ truyện vẫn được chuyển ngữ đúng với tên gốc, như Hàn Quốc [하늘은 붉은 강가], ở Ý thì là [Il Cielo Vicino al Fiume Rosso],. . .

Tên gốc rất dài, đúng phong cách đặt tựa của SHINOHARA Chie, lại có chất thơ lãng mạng và những từ gợi tính lịch sử hùng tráng. Thực sự mà nói cả hai tên tiếng Anh đều không hay bằng. Thậm chí tên  [Red River] còn khô khan, nghe như tên một cuốn sách tư liệu. Tên [Dòng Sông Huyền Bí] của Việt Nam nghe súc tích, gợi mở được không khí truyện nhưng thực chất nó lại… sai.

Sai, bởi Yuri trở về Hitites cổ đại từ một vũng nước mưa, xuất hiện ở một con kênh trong kinh thành chứ không phải ở sông Đỏ, chứ không hề được trở về thời quá khứ bằng “lối dẫn” là dòng sông. Cô cũng không được mọi người gọi là “Cô gái sông Đỏ” như Carol (Người con gái sông Nile) trong [Ouke no Monshou] ([Nữ Hoàng Ai Cập]- cũng là một tên sai). 


Vậy vì sao tác giả lại đặt tên truyện là “Khoảng trời bên bờ sông Đỏ” mà không phải là một cái tên nào khác?

Trong truyện có một câu thoại nổi tiếng của Yuri (nữ chính). Và câu thoại này có lẽ chính là “nguồn gốc” cho tên truyện.

  • わたしの生きる天はここにあった 
    この天の下にわたしは生きて
    いつかこの赤い土に還ろう        
    わたしの生きる天は
    この赤い河のほとり
    そしてこの赤い大地!!

Tạm dịch: 

  • Đây là bầu trời nơi tôi sống. 
    Tôi đang sống dưới bầu trời này. 
    Một lúc nào đó, tôi sẽ trở về với vùng đất đỏ. 
    Bầu trời nơi tôi đang sống. 
    Vượt qua con sông đỏ.
    Và cả vùng đất đỏ này! 

【DÒNG SÔNG HUYÊN BÍ】khi "chất thơ" trong tên truyện bị lãng quên (3)(C) SHINOHARA Chie

Qua câu thoại này, độc giả có thể cảm nhận được nhân vật đã xem vùng đất Anatolia, nơi có hoàng tử Kail, người cô yêu thương là “nhà”. Bên cạnh đó, ta có thể dễ dàng hiểu rằng, tác giả đã ngầm so sánh vùng đất Anatolia  là vùng đất nằm dưới “khoảng trời bên bờ sông đỏ”.


Tôi biết, sẽ có rất nhiều ý kiến cho rằng nên giữ lại cái tên [Dòng Sông Huyền Bí] trong lần xuất bản này. Thứ nhất vì nó quen thuộc. Xin lỗi nhưng cho tôi xem nhẹ cái ý kiến này. Một thói quen luôn có thể thay đổi, huống hồ là một thói quen sai. Thứ hai, vì nó gợi nhớ tuổi thơ. Cái này cũng tương

tự, một tuổi thơ không chính xác lắm thì khi có cơ hội làm lại, hãy sửa đổi, đừng để tuổi thơ của những bạn trẻ khác lại phải sai.

Chưa kể, những người còn ôm ấp cái thời đọc [Dòng Sông Huyền Bí] đến bây giờ còn bao nhiêu người mua truyện hay đọc truyện. Con số rất ít, chẳng xứng đáng bao nhiêu với doanh số bán ra. Thứ làm nên “bộ nhận diện thương hiệu” của bộ này ở VN không đơn thuần là 4 chữ dòng sông huyền bí mà là hình ảnh. Chỉ cần quảng bá bằng hình ảnh Yuri và Kail, tự khắc người ta sẽ nhớ nó từng là bộ truyện [Dòng Sông Huyền Bí] thôi.

Tôi khá bất ngờ NXB Trẻ âm thầm chuẩn bị bộ truyện mà không có thời gian tiền quảng bá đủ lâu. Có thể hiện tại phần duyệt bìa với NXB Shogakukan đã xong xuôi, truyện chỉ còn chờ đi in để bán nhưng thực sự nếu nó xuất hiện với cái tên [Dòng Sông Huyền Bí] thì tôi sẽ buồn nhiều hơn là vui. Tất nhiên, tôi vẫn mua, vì đây là một bộ truyện xứng đáng có trên giá sách.

Nhưng…

Không biết được bao nhiêu người đồng tình nhưng tôi vẫn mong NXB Trẻ xuất bản bộ này với một cái tên đúng với tên gốc và ý nghĩa mà tác giả SHINOHARA Chie muốn độc giả của mình có thể cảm nhận.


[Người viết: PHÚC DU] 

[poll id=”6″]
Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger