Home Chuyên Đề TBQ Trước khi gia nhập Công ước Berne, truyện tranh nước ta thế nào

Trước khi gia nhập Công ước Berne, truyện tranh nước ta thế nào

102 views

Trước khi gia nhập Công ước Berne, truyện tranh nước ta nhộn nhịp nhưng không quy chuẩn vì mạnh nhà nào, nhà nấy làm.


Thị trường truyện tranh Nhật ở Việt Nam có thể chia làm nhiều giai đoạn phát triển. Nhưng nhìn chung, sự thay đổi rõ rệt nhất chính là NĂM 2004 – Khi nước ta chính thức gia nhập Công ước Berne.

Năm nay (2024) tròn 20 năm nước ta trở thành thành viên của Công ước này, cùng TBQ nhìn lại truyện tranh thời chưa có Công ước Berne thế nào nhé !

Một thời truyện tranh bản quyền vẫn là khái niệm xa lạ với độc giả Việt
( Nguồn hình: Thư Vũ )

1/ BẢN QUYỀN

Trước năm 2004 vẫn có những tựa truyện CÓ BẢN QUYỀN, như [ Doraemon ], [ Thám Tử Lừng Danh Conan ],… nhưng nếu so sánh thì có thể thấy dưới 3% truyện trên thị trường khi đó có bản quyền. Khi đó hầu hết các NXB đều tham gia vào việc phát hành truyện tranh (như NXB Hồng Đức, NXB Thanh Hóa, NXB Đồng Nai).

Sau khi gia nhập Công ước Berne, các đơn vị muốn xuất bản tiếp truyện tranh đều phải đóng tiền bồi thường bản quyền. Vì lẽ đó, nhiều NXB đã từ bỏ mảnh đất truyện tranh và chỉ riêng NXB Trẻ – NXB Kim Đồng chấp nhận đóng phí phạt để được ký kết bản quyền với Nhật.

2/ BẢN DỊCH

Trước khi ký Công ước này, các đơn vị phát hành truyện thường theo hình thức sử dụng bản dịch từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, . . . để chuyển ngữ và phát hành ở nước ta. Vì vậy, tên truyện / tên nhân vật / tên địa danh / . . . và rất nhiều thứ trong truyện đều không bám theo bản gốc (của Nhật).

Dịch giả khi đó cũng thoải mái hơn trong việc “chế” nội dung, giúp truyện gần gũi hơn cho độc giả bấy giờ (dù đôi khi không hề giống nội dung bản gốc).

3/ PHÓNG TÁC

Đây là một đặc điểm của thời truyện chưa có bản quyền khi từ cốt truyện ban đầu, phía Việt Nam có thể vẽ thêm để tạo thành tác phẩm mới. Một phần vì thời đó phía phát hành không có đầy đủ truyện, một phần vì nhiều tựa quá hot, nên các đơn vị muốn kéo dài hơn so với bản gốc.

[ Dũng Sĩ Hesman ] – Phóng tác (Doujinshi) nổi tiếng nhất nhì Việt Nam 

4/ KIỂM DUYỆT HÌNH ẢNH

Đa phần thời này để kiểm duyệt hình ảnh, đơn vị phát hành đều chọn tô trắng khung truyện, hoặc cắt ghép những hình ảnh không liên quan. Giờ đọc lại nhiều bộ shoujo cũ mới thấy sao nhiều trang truyện “trắng” đến lạ.

5/ BÌA TRUYỆN

Một đặc sản của thời chưa có bản quyền là hình bìa truyện và hình ruột truyện không liên quan đến nhau. Bìa đôi khi được cắt ghép từ anime (của truyện khác luôn nhé!), đôi khi lại xài ảnh ngẫu nhiên cắt từ ruột truyện, nhưng đảm bảo là sẽ khác với bìa bản gốc.

6/ THỂ LOẠI SMUT LÊN NGÔI

Thời đó làm chủ thị trường thì bên cạnh truyện tranh đánh nhau (shounen) thì phải kể đến truyện tranh smut (shoujo / josei). Tính ra khi ấy kiếm được truyện tình cảm trong sáng để xem thì ít chứ còn truyện smut thì lựa đại thể nào cũng dính vài bộ.

7/ TỦ TRUYỆN ĐỨA NÀO CŨNG CÓ CUỐN “ĐÔ-RÊ-MON”, CUỐN “DRAGON BALL” HOẶC “CONAN”

Ai là dân ghiền hơn thì mới có nhiều tựa khác. Chứ 3 tựa trên là “Must-have” trên tủ truyện.

Biển hiệu “Cho thuê truyện” giờ chỉ còn là kỉ niệm 

8/ THUÊ TRUYỆN TRANH LÀ NGHỀ !

Ngày ấy khu phố nào cũng sẽ có một nhà làm nghề cho thuê truyện tranh. Cọc cuốn truyện 5.000 vnđ, thuê thì cỡ 500 ~ 1.000 vnđ. Ai hay thuê truyện, quen chủ tiệm còn được ưu ái khỏi phải cọc. Xưa đi bộ vài km để thuê truyện là bình thường.

Còn nhiều điều thú vị nữa mà một người đã từng đọc truyện trước và sau khi có Công ước Berne được trải nghiệm.


KẾT

Gia nhập Công ước Berne mở ra nhiều thách thức cho thị trường truyện tranh Việt. Thời đó có người còn cho rằng “Thật ngu ngốc khi tin Việt Nam có lúc không có truyện lậu” nhưng cuối cùng chúng ta cũng làm được và có một thị trường truyện tranh “sạch hơn”.

Hi vọng trong tương lai, thị trường truyện tranh nước ta sẽ có những thay đổi tốt hơn. Để niềm yêu thích truyện tranh tiếp tục lan tỏa.

Truyen Ban Quyen
RSS
Pinterest
fb-share-icon
FbMessenger